Một nạn nhân trong tình trạng ngừng thở đột ngột. Hãy nêu một trong số các phương pháp sơ cứu để giúp nạn nhân có thế thoát khỏi tình trạng nguy kịch . Nếu như tìm huống xảy ra với nạn nhân là : Đuối nước

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Nếu nạn nhân ngừng thở

Trước tiên cần nhanh chóng dốc ngược đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết.

Sau đó đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng, ngửa cổ nạn nhân ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn nhân ra.

Tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân bằng cách 1 tay đặt lên trán nạn nhân, bịt mũi nạn nhân bằng bằng ngón trỏ và ngón cái, sau đó hít sâu, áp miệng người cấp cứu vào miệng nạn nhân thổi 2 hơi đầy, để lồng ngực tự xẹp và thổi tiếp lần thứ hai.

Thực hiện cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có xe cấp cứu đến.

– Nếu nạn nhân bị ngưng tim

Đối với những trường hợp bị ngưng tim cần tiến hành song song xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo. Cách tiến hành như sau:

Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 khoát ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay).

Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 khoát ngón tay.

Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ) hoặc 15/2 (đối với người lớn). Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này trên đường chuyển người bị nạn tới cơ sở y tế, cho đến khi tự thở lại được hoặc chắc chắn đã chết.

1. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.

2. 

+Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm.

+Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.

+Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo:

-Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng và mũi.

-Tiếp đến, người cấp cứu cần thực hiện hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân.

-Sau 5 lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì bước tiếp theo là phải ép tim ngoài lồng ngực.

3. Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đập, người cấp cứu cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực.

+Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái) theo công thức 15:2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người thực hiện, hoặc 30/2 nếu có một người.

+Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và nạn nhân thở trở lại.

4.  Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt họ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị ngạt thở.

5. Sau sơ cứu ban đầu, người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra.