môn quốc phòng Em hãy cho biết vai trò của Đảng trong việc hình thành QĐND Việt Nam

2 câu trả lời

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam thành một đảng kiên cường, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng cũng như xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.Ngày 25-30/12/1920, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc ủng hộ Luận cương của V.I.Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam cách đây hơn 90 năm đáp ứng yêu cầu phát triển khách quan của phong trào yêu nước và của giai cấp công nhân nước ta lúc bấy giờ. Sự ra đời của Đảng cũng gắn liền với tên tuổi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Học thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân đã được V.I.Lenin đưa ra từ những năm đầu của thế kỷ XX. Nguyễn Ái Quốc với trí tuệ thiên tài và kinh nghiệm thực tiễn phong phú đã tiến hành những bước đi thận trọng, đúng đắn, vận dụng những di huấn của V.I.Lenin một cách sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế của Việt Nam, bảo đảm cho Đảng ta ngay từ khi thành lập đã xứng đáng là một Đảng Marxist-Leninist chân chính, bộ tư lệnh kiên cường, sáng suốt của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. Chính vì nắm vững những nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới của Lenin và luôn bám sát thực tiễn của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã có những cống hiến lịch sử vào quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự cần thiết phải thành lập Đảng Cộng sản Trước khi Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đầu năm 1925, ở Việt Nam chưa thật sự xuất hiện một tổ chức nào đáng gọi là một chính đảng theo đúng nghĩa của nó. Năm 1905, sau khi Nhật thắng Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật, ở Việt Nam dấy lên phong trào Đông Du. Tiếng là phong trào, nhưng không có tổ chức. Duy Tân Hội chỉ là “hữu danh vô thực.” Khi Pháp-Nhật câu kết với nhau trục xuất Phan Bội Châu và số học sinh Việt Nam ra khỏi nước Nhật, thì phong trào cũng tan rã.

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân và nền quốc phòng

(Bqp.vn) - Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối và quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược bảo vệ Tổ quốc, thông qua các tổ chức Đảng giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị trong các hoạt động quốc phòng.

Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân nhằm xây dựng quân đội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam được thực hiện thông qua hệ thống tổ chức đảng, hệ thống tổ chức chỉ huy, hệ thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp và tổ chức quần chúng ở đơn vị cơ sở.

Hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội gồm Quân uỷ Trung ương và Đảng bộ quân sự các cấp. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là Bí thư Quân uỷ Trung ương. Quân uỷ Trung ương còn có Phó Bí thư và các Uỷ viên do Bộ Chính trị chỉ định, gồm một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam công tác trong quân đội và một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam công tác ngoài quân đội. Các cấp uỷ đảng từ cấp trực thuộc Quân uỷ Trung ương đến cấp cơ sở do các đại hội đảng cùng cấp bầu.  

Quân uỷ Trung ương nghiên cứu đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng; kế hoạch phòng thủ đất nước; phương hướng và biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân; cơ chế lãnh đạo của đảng với Quân đội nhân dân. Quân uỷ Trung ương có trách nhiệm phối hợp và hướng dẫn các cấp uỷ trực thuộc Trung ương thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về quân sự, quốc phòng. Quân uỷ Trung ương trực tiếp lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh toàn diện, xây dựng các tổ chức đảng trong quân đội trong sạch, vững mạnh. Thông qua các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị, Quân uỷ Trung ương bảo đảm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Quân uỷ Trung ương thực hiện chế độ quyết định tập thể đối với vấn đề lớn như chủ trương, chương trình, kế hoạch thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các biện pháp xây dựng quân đội, quyết định các vấn đề về công tác cán bộ trong quân đội. Quân uỷ Trung ương chỉ đạo Tổng cục Chính trị và thông qua Tổng cục Chính trị chỉ đạo các Đảng bộ và hệ thống chính uỷ, chính trị viên, cơ quan chính trị các cấp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị nhằm xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đủ khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Hệ thống cơ quan chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có Tổng cục Chính trị và các cục, phòng và ban chính trị ở các đơn vị. Tổng cục Chính trị chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và trực tiếp, thường xuyên là của Quân uỷ Trung ương. Căn cứ nghị quyết, chỉ thị của Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị đề xuất với Quân uỷ Trung ương các chủ trương, biện pháp, kế hoạch tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cấp trong toàn quân thực hiện. Các cơ quan chính trị trong quân đội tiến hành giáo dục bồi dưỡng đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo hướng dẫn xây dựng các đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; hướng dẫn các đơn vị đấu tranh với các luận điệu chiến tranh tâm lý; phối hợp với các cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể địa phương tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Chính uỷ, chính trị viên là cán bộ chủ trì về chính trị ở các cấp. Từ cấp đại đội đến cấp tiểu đoàn và tương đương có chính trị viên. Từ cấp trung đoàn đến cấp quân khu và tương đương có chính uỷ. Chính uỷ, chính trị viên chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp uỷ cấp mình về toàn bộ các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị; có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức tiến hành các nội dung công tác đảng, công tác chính trị theo chức trách, nhiệm vụ đồng thời tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch công tác của đơn vị

đọc đến đây cho mk xin câu trl hay nhất nhé, mà ngủ đi vs ):<