mô phỏng cách vẽ lá cây của họa sĩ Vincent van Gogh như nào vậy ? mình ngu họa lăm,hướng dẫn mình mô phỏng với

1 câu trả lời

1. Chuẩn bị ban đầu

Hãy sắp xếp gương và giá vẽ sao cho bạn cảm thấy thoải mái và đảm bảo chắc chắn rằng bạn có thể nhìn thấy cả con người trong gương của bạn và giá vẽ bằng cách di chuyển mắt chứ không cần di chuyển toàn bộ đầu. Cố gắng không thay đổi tư thế càng lâu càng tốt. Bạn cũng có thể dùng một tẩm ảnh cơ lớn nếu quá lười. :D

2. Bắt đầu phác thảo bằng than chì

Sử dụng một miếng than chì hoặc than liễu được vuốt nhọn để phác hoạ các nét chính của chân dung. Hãy bắt đầu bằng những khối hình lớn và dần dần tăng mức độ chi tiết lên. Đây chỉ là một bản phác thảo nên bạn không cần phải quá cầu kì về độ đậm nhạt hay đánh bóng nét vẽ. Tuy nhiên, sẽ rất hữu ích nếu bạn thêm những đánh dấu để phân biệt những khu vực có ánh sáng và màu sắc khác nhau.

3. Cố định phác họa

Bạn sẽ cần đến một lọ acrylic lỏng để cố định những nét vẽ trước khi tẩy bớt chúng đi. Ở đây chúng tôi dùng sơn acrylic màu tím sẵn có trong xưởng, nhưng màu đỏ và xanh cũng rất tốt. Bạn cần đảm bảo rằng các nét vẽ đủ độ đen để có thể dễ dàng được làm ẩn đi sau bằng màu sắc bạn sẽ thêm sau đây.

4. Đưa màu nền lên tranh

Không giống các thể loại khác, bạn không cần phủ kín bức tranh bằng một hay hai màu nền mà hãy khéo léo tạo nên các khối màu với độ đậm nhạt khác nhau. Có nhiều cách để làm điều này và các tuýp kem Alkyd Burnt Sienna thường được sử dụng nhất. Tập trung vào sự phân bố sắc thái màu sắc ở bước này sẽ giải phóng bạn khỏi khá nhiều công đoạn ở các bước sau.

5. Trộn màu 

Bắt đầu với màu da, chúng tôi trộn Yellow Ocher và Scarlet Lake, cùng với một it Green Lake. Đồng thời chúng tôi dùng một màu cam nâu để phân biệt giữa nơi có ánh sáng và nơi bị che bóng. Bạn cũng có thể tự trộn màu Alizarin Crimson,  với Blue Lake, Bright Yellow Lake và màu xám để thay đổi sắc thái của da.

6. Tạo chiều sâu cho các khối hình

Đây là lúc để bạn tạo ra chiều sâu của khối hình với các mức độ ánh sáng và bóng tối khác nhau. Và che đi những đường phác họa ở các bước trước. Nheo mắt khi so sánh giữa hình ảnh của bạn gương và giá vẽ giúp bạn có thể nhận ra được những mảng sáng tối dễ dàng hơn. Vì là bức tạo nên xương sống của bức tranh nên bạn sẽ cần khá nhiều thời gian và công sức cho việc này.

7. Thêm các chi tiết

Đây là bước bạn bổ sung những nét vẽ còn thiếu, thay đổi những đường nét khác để thể hiện ý muốn, cảm xúc, thái độ của bạn thông qua biểu cảm của nhân vật. Đây cũng là bước bạn cần thử nghiệm những màu sắc khác nhau để tạo nên màu nền của bức tranh. Bạn có thể tiếp tục mô phỏng màu sắc trong bức tranh của Van Gogh hoặc sử dụng một màu khác nếu thấy cần.

8. Thống nhất các yếu tố

Ở bước này, bạn cần xem xét bức tranh một cách tổng thế để cân bằng lại ánh sáng và màu sắc cho bức tranh. Bạn cần xem xét sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các màu sắc ở khu vực giáp ranh. Bạn cũng có thể phải bổ sung thêm chi tiết nếu cần.

9. Thêm một số hoa văn lấy cảm hứng từ Van Gogh

Bạn đã hoàn thành phần thô của bức tranh. Bây giờ là lúc bạn thêm vào bức tranh những dấu ấn đặc trưng trong phong cách Van Gogh. Ở đây chúng ta đang lấy cảm hứng từ bức tranh Self-Portrait (1889), nên chúng ta sẽ bổ sung những hoa văn đặc trưng của phong cách Ấn tượng (Impressionists) và Chấm điểm (Pointillist) rất phổ biến ở hội họa Pháp lúc bấy giờ. 

Bạn cần sử dụng những cọ vẽ ngòi rộng và cứng để tạo ra những đường xoắn trôn ốc ở khu vực nền, trong khi lại cần những nét cùng chiều ở phần da thịt. Bạn cũng cần những cọ vẽ ngòi nhỏ để tạo nên những chấm li ti ở khu vực quần áo. Chú ý đến những khu vực giáp ranh giữa các khối hình vì chúng cho phép bạn kiểm soát độ đậm nhạt để tạo ra những sắc điệu khác nhau. Đừng ngại những thử nghiệm táo bạo về màu sắc ở bước này.

10. Tinh chỉnh và kết thúc

 Bạn tham khảo

Bản quyền: #Toki

Câu hỏi trong lớp Xem thêm