Liệt kê các ví dụ (nhiều hơn 2) thí nghiệm vật lý (chủ đề: từ bài 1 cho đến bài Sự Nổi) CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TRỨNG! Không cần giải thích, giúp tớ/em với :<

1 câu trả lời

Đáp án:

Thí nghiệm 1: Lực đẩy Ác si mét.

Thí nghiệm 2: Sự nổi.

Thí nghiệm 3: Lực đẩy Ác si mét.

Giải thích các bước giải:

Thí nghiệm 1:

Dụng cụ thí nghiệm: Lực kế, quả trứng, bình tràn chứa đầy nước, bình chứa.

Bước 1: Móc bình chứa không chứa gì vào lực kế, lực kế chỉ giá trị $F_0$

                                       $F_0=P_0$ (với $P_0$ là trọng lượng của bình chứa)

Bước 2: Móc quả trứng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ giá trị $F_1$.

                                       $F_1 = P$ (với $P$ là trọng lượng của vật)

Bước 3: Đưa lực kế đang treo quả trứng, thả từ từ vào bình tràn đang chứa đầy nước đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa, ta thấy lực kế chỉ $F_2$.

                                       $F_2<F_1$

Khi đó: $F_1-F_2=F_A$ là lực đẩy Ác-si-mét.

Bước 4: Móc bình chứa nước tràn ra vào lực kế, lực kế chỉ giá trị $F_3$.

Khi đó: $F_3-F_0=P_1$ ($P_1$ là trọng lượng nước tràn ra).

So sánh $P_1$ với $F_A$ ta thấy:  $F_A = P_1$

Mà:                  $P_1=d_nV$

Nên từ đó suy ra công thức tính lực đẩy Ác si mét.

$\\$

Thí nghiệm 2:

Dụng cụ thí nghiệm: Một cái bình chứa nước, quả trứng, bịch muối.

Bước 1: Cho quả trứng vào nước ta thấy quả trứng chìm hoàn toàn.

Khi đó: $d_t>d_n$.

Bước 2: Ta đổ thêm muối vào bình nước sao cho quả trứng nổi lên.

Khi đó $d_t<d_n$

Nên từ đó có tính chất sự nổi.

$\\$

Thí nghiệm 3:

Dụng cụ thí nghiệm: Chậu nước, khúc gỗ.

Bước 1:Thả khúc gỗ vào chậu nước ta thấy khúc gỗ nổi lên.

     $⇒$ Khúc gỗ chịu tác dụng của trọng lực đáng lẽ ra phải chìm xuống nhưng khúc gỗ lại nổi lên vì thế ta kết luận rằng trong nước có $1$ lực đẩy có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên và lực đẩy đó là lực đẩy Ác si mét.