lê trung đánh giặc như nào

2 câu trả lời

Trong lịch sử hàng nghìn năm giữ nước của dân tộc ta, những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm bằng nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” không nhiều. Cuộc chiến tranh chống quân Thanh (1788-1789) là một trong những số ít đó. Trong cuộc chiến tranh này, Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ đã nêu một kỳ tích: với binh lực 10 vạn, vận dụng nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh”, bằng một trận quyết chiến chiến lược đã đánh tan 29 vạn quân địch trong thời gian chưa đầy 40 ngày, kể từ lúc khởi binh đến khi kết thúc chiến tranh (22-12-1788/ 30-1-1789). Có thể khái quát nét đặc sắc của nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” trong cuộc chiến chống quân Thanh ở những nội dung cơ bản sau.

Thứ nhất, nắm chắc ý định chiến lược của địch, sớm phát hiện sai lầm  và khoét sâu sai lầm của chúng; đồng thời, tích cực tạo thời cơ và triệt để tận dụng thời cơ để kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn. Khi chuẩn bị tiến hành xâm lược nước ta, vua Càn Long nhà Thanh đã giao cho Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị và quân đội của mình một chỉ dụ (thực chất là phương hướng chiến lược tiến hành chiến tranh), đại ý: tiến binh từ từ, không gấp vội. Trước tiên, truyền hịch để gây thanh thế; tiếp đến, sai quân đội bù nhìn nhà Lê (do Lê Chiêu Thống chỉ huy) đánh nhau với quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ. Nếu quân đội Tây Sơn rút lui thì huy động quân nhà Lê truy đuổi, đại quân Thanh theo sau tiếp ứng. Trường hợp, dân Việt ủng hộ quân đội Tây Sơn, Nguyễn Huệ không chịu rút quân, thì phải đợi thủy quân của hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Châu vượt biển đánh vào Thuận Hóa và Quảng Nam trước, sau đó lục quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy mới tiến công vào nước ta theo hướng biên giới đất liền. Khi đó, cả hai mặt, đằng trước, đằng sau Nguyễn Huệ đều bị đánh, tất phải quy phục.

Đây là phương châm chiến lược chiến tranh hết sức quỷ quyệt của nhà Thanh nhằm hướng tới hai mục đích: một là, dùng người Việt đánh người Việt và hai là, dùng binh một cách an nhàn mà chiếm được toàn bộ nước ta. Mặc dù vậy, chiến lược đó của vua Càn Long lại chủ quan, phiến diện, thiếu căn cứ khoa học, chỉ dựa vào phán đoán: nhân dân Đại Việt đa số sẽ ủng hộ Lê Chiêu Thống (theo quan điểm phong kiến được coi là “chính triều”) chống lại quân Tây Sơn (được coi là “giặc cỏ”). Vì thế, nó không đánh giá đúng thực lực của quân đội Tây Sơn - một đội quân chiến đấu vì chính nghĩa, được nhân dân ủng hộ. Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị lại còn chủ quan hơn bậc quân vương của hắn, tuy không tin đội quân của Lê Chiêu Thống đánh bại được quân đội Tây Sơn, nhưng với 29 vạn quân hùng, tướng mạnh trong tay, hắn tin là quân Thanh sẽ đè bẹp được quân Tây Sơn có quân số ước đoán độ vài vạn. Vì thế, hắn không chịu dừng chân ở biên giới để thực hiện từng bước chỉ dụ của Càn Long mà khẩn thiết đề nghị cho quân bộ tiến công ngay, nhanh chóng chiếm lấy Thăng Long. Trước “nhiệt huyết” của cấp dưới, Càn Long vốn sẵn là kẻ kiêu căng, đã “đánh mất” sự tính toán thận trọng như trong chỉ dụ và chấp thuận đề nghị của Tôn Sĩ Nghị, lệnh cho tiến công xâm lược nước ta chỉ với lục quân mà không có thủy quân như kế hoạch chiến lược ban đầu.

Bằng nhãn quan của một thiên tài quân sự, Nguyễn Huệ đã phát hiện ngay ra sai lầm chiến lược của đối phương, đó là sự “chủ quan khinh địch”... Do đó, ông đã khoét sâu vào sai lầm đó và nhanh chóng nắm thời cơ chiến lược có lợi cho mình: bí mật hành binh thần tốc từ Phú Xuân ra Bắc Hà; tranh thủ thời gian giữa những chặng nghỉ trên đường hành quân để thực hiện những việc đã trù liệu: ban chiếu chiến đấu chống ngoại xâm, tuyển thêm quân, viết thư “ trá hàng” gửi Tôn Sĩ Nghị, v.v. Đây là những yếu tố chính trị, quân sự cần thiết, được thực hiện xuất phát từ điều kiện cụ thể của chiến tranh; qua đó, thể hiện phẩm chất của một vị thống soái, Anh hùng giải phóng dân tộc, không chỉ thiên tài về quân sự. Tất cả toát lên cái nhìn toàn diện của Vua Quang Trung về tiến hành chiến tranh chống xâm lược trong điều kiện quân ta ít, quân địch nhiều, đất nước đang trong bối cảnh phân ly... Thiên tài quân sự Nguyễn Huệ đã khoét sâu cái yếu chí mạng của quân xâm lược, phát huy sức mạnh tiềm tàng của dân tộc bằng sự  phối hợp tài tình các nhân tố: bí mật, bất ngờ, lực lượng, thế trận... của nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc; đã tiến hành một trận quyết chiến chiến lược toàn thắng, kết thúc chiến tranh trong thời gian cực ngắn.

lên trung đánh giặc như 

Trong lịch sử hàng nghìn năm giữ nước của dân tộc ta, những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm bằng nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” không nhiều. Cuộc chiến tranh chống quân Thanh (1788-1789) là một trong những số ít đó. Trong cuộc chiến tranh này, Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ đã nêu một kỳ tích: với binh lực 10 vạn, vận dụng nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh”, bằng một trận quyết chiến chiến lược đã đánh tan 29 vạn quân địch trong thời gian chưa đầy 40 ngày, kể từ lúc khởi binh đến khi kết thúc chiến tranh (22-12-1788/ 30-1-1789). Có thể khái quát nét đặc sắc của nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” trong cuộc chiến chống quân Thanh ở những nội dung cơ bản sau.

 

Thứ nhất, nắm chắc ý định chiến lược của địch, sớm phát hiện sai lầm và khoét sâu sai lầm của chúng; đồng thời, tích cực tạo thời cơ và triệt để tận dụng thời cơ để kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn. Khi chuẩn bị tiến hành xâm lược nước ta, vua Càn Long nhà Thanh đã giao cho Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị và quân đội của mình một chỉ dụ (thực chất là phương hướng chiến lược tiến hành chiến tranh), đại ý: tiến binh từ từ, không gấp vội. Trước tiên, truyền hịch để gây thanh thế; tiếp đến, sai quân đội bù nhìn nhà Lê (do Lê Chiêu Thống chỉ huy) đánh nhau với quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ. Nếu quân đội Tây Sơn rút lui thì huy động quân nhà Lê truy đuổi, đại quân Thanh theo sau tiếp ứng. Trường hợp, dân Việt ủng hộ quân đội Tây Sơn, Nguyễn Huệ không chịu rút quân, thì phải đợi thủy quân của hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Châu vượt biển đánh vào Thuận Hóa và Quảng Nam trước, sau đó lục quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy mới tiến công vào nước ta theo hướng biên giới đất liền. Khi đó, cả hai mặt, đằng trước, đằng sau Nguyễn Huệ đều bị đánh, tất phải quy phục.

-Đây là phương châm chiến lược chiến tranh hết sức quỷ quyệt của nhà Thanh nhằm hướng tới hai mục đích: một là, dùng người Việt đánh người Việt và hai là, dùng binh một cách an nhàn mà chiếm được toàn bộ nước ta. Mặc dù vậy, chiến lược đó của vua Càn Long lại chủ quan, phiến diện, thiếu căn cứ khoa học, chỉ dựa vào phán đoán: nhân dân Đại Việt đa số sẽ ủng hộ Lê Chiêu Thống (theo quan điểm phong kiến được coi là “chính triều”) chống lại quân Tây Sơn (được coi là “giặc cỏ”). Vì thế, nó không đánh giá đúng thực lực của quân đội Tây Sơn - một đội quân chiến đấu vì chính nghĩa, được nhân dân ủng hộ. Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị lại còn chủ quan hơn bậc quân vương của hắn, tuy không tin đội quân của Lê Chiêu Thống đánh bại được quân đội Tây Sơn, nhưng với 29 vạn quân hùng, tướng mạnh trong tay, hắn tin là quân Thanh sẽ đè bẹp được quân Tây Sơn có quân số ước đoán độ vài vạn. Vì thế, hắn không chịu dừng chân ở biên giới để thực hiện từng bước chỉ dụ của Càn Long mà khẩn thiết đề nghị cho quân bộ tiến công ngay, nhanh chóng chiếm lấy Thăng Long. Trước “nhiệt huyết” của cấp dưới, Càn Long vốn sẵn là kẻ kiêu căng, đã “đánh mất” sự tính toán thận trọng như trong chỉ dụ và chấp thuận đề nghị của Tôn Sĩ Nghị, lệnh cho tiến công xâm lược nước ta chỉ với lục quân mà không có thủy quân như kế hoạch chiến lược ban đầu. 

- Bằng nhãn quan của một thiên tài quân sự, Nguyễn Huệ đã phát hiện ngay ra sai lầm chiến lược của đối phương, đó là sự “chủ quan khinh địch”... Do đó, ông đã khoét sâu vào sai lầm đó và nhanh chóng nắm thời cơ chiến lược có lợi cho mình: bí mật hành binh thần tốc từ Phú Xuân ra Bắc Hà; tranh thủ thời gian giữa những chặng nghỉ trên đường hành quân để thực hiện những việc đã trù liệu: ban chiếu chiến đấu chống ngoại xâm, tuyển thêm quân, viết thư “ trá hàng” gửi Tôn Sĩ Nghị, v.v. Đây là những yếu tố chính trị, quân sự cần thiết, được thực hiện xuất phát từ điều kiện cụ thể của chiến tranh; qua đó, thể hiện phẩm chất của một vị thống soái, Anh hùng giải phóng dân tộc, không chỉ thiên tài về quân sự. Tất cả toát lên cái nhìn toàn diện của Vua Quang Trung về tiến hành chiến tranh chống xâm lược trong điều kiện quân ta ít, quân địch nhiều, đất nước đang trong bối cảnh phân ly... Thiên tài quân sự Nguyễn Huệ đã khoét sâu cái yếu chí mạng của quân xâm lược, phát huy sức mạnh tiềm tàng của dân tộc bằng sự phối hợp tài tình các nhân tố: bí mật, bất ngờ, lực lượng, thế trận... của nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc; đã tiến hành một trận quyết chiến chiến lược toàn thắng, kết thúc chiến tranh trong thời gian cực ngắn.

Chúc bạn hoc tốt và có nhiều điểm cao nhất trong học tập 

$#banhchien$