lập dàn ý về 1 danh lam thắng cảnh ở Kon Tum

2 câu trả lời

Bài làm:

Chúc bạn học tốt !!!!

A - Mở bài: Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh ( bạn có thể giới thiệu qua về Phú Quốc rồi dẫn vào danh làm bạn muốn thuyết minh)
B - Thân bài:
1 - Giới thiệu về vị trí địa lí.
Bãi Dài là viên ngọc quý của Phú Quốc, dài 15km chạy dọc bờ biển Tây Bắc của đảo từ Gành Dầu đến Cửa Cạn. Từ Bãi Dài có thể nhìn ra 2 hòn đảo nhỏ xinh đẹp là Hòn Dăm và Đồi Mồi. Nhờ được vịnh bao bọc, Bãi Dài được hưởng những con sóng dịu êm, nhẹ nhàng. Bãi đón gió Tây Nam, có nhiều sóng gió vào mùa hè từ tháng 5-10.
2 - Thuyết minh về từng bộ phận của thắng cảnh
Hiện nay chưa có công trình phục vụ khách du lịch nào đáng kể ở Bãi Dài. Nhờ đó, du khách được tận hưởng những cảnh đẹp nguyên sơ, tươi mát đầy cuốn hút.
- Bãi biển: Bãi Dài Phú Quốc có bờ biển dài 1500m, so với Bãi Khem cong cong cánh cung thì Bãi Dài có phần thẳng hơn một chút. Dọc theo bãi biển dài với cát biển cát trắng là hàng dương xanh cao to, mọc theo hàng thẳng tắp. Bên cạnh đó, bãi biển còn đậm chất hoang sơ này có cả rừng già đại thụ lan tận sát biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn tuyệt đẹp tại các cửa sông nhỏ.
- Biển: Biển ở đây trong xanh, ít ghe thuyền neo đậu, lại có sóng biển nhẹ nhàng. Nước biển trong xanh như ngọc bích ở Bãi Dài như thuộc về một nơi khác, tách biệt bởi vẻ thanh thoát trinh nguyên.
- Các đảo nhỏ xung quanh: Cách bờ khoảng 800m có một đảo nhỏ, hòn Đổi Mồi với bãi cát dài trinh nguyên 50m, rất lý tưởng cho khách lặn xem san hô, câu cá.
3. Vị trí của thắng cảnh đối với Việt Nam và trên thế giới:
- Được bầu chọn là đứng đầu trong 13 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới.So với những bãi biển nổi tiếng khác của Việt Nam như Bãi biển Mỹ Khê – Đà Nẵng hayBãi biển An Bàng – Hội An, Bãi Dài của Phú Quốc có được lợi thế hoang sơ của thiên nhiên chưa bị ảnh hưởng nhiều của ngành công nghiệp không khói.
- Bãi Dài được coi là hòn ngọc quý góp phần làm nên danh tiếng của Phú Quốc, là thiên đường bình yên của nắng vàng cát trắng trong lòng du khách.
C - Kết bài: Khái quát tầm quan trọng của danh lam, đưa ra dự đoán hướng phát triển trong tương lai

Dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh ( bạn có thể giới thiệu qua về Phú Quốc rồi dẫn vào danh làm bạn muốn thuyết minh)

 -Thân bài : Măng Đen Nằm cách thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) hơn 50 km là một địa danh thuộc huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum. Nằm ở độ cao 1.100 mét, với rừng nguyên sinh, rừng thông đỏ cùng hàng chục hồ và thác nước, Măng Đen được ví như một “Đà Lạt” của khu vực Bắc Tây Nguyên bởi khí hậu ôn đới mát mẻ và bạt ngàn thông xanh. Với chúng tôi trong cuộc hành trình ngược về con đường huyền thoại Trường Sơn, Măng Đen còn hơn thế nữa vì trên đỉnh cao quanh năm sương mù này vẫn in dấu một thời hào hùng của dân tộc. Măng Đen hiện đang được định hướng quy hoạch thành khu du lịch quốc gia.
Có lẽ xuất phát điểm của “niềm tự hào” Măng Đen chính là địa hình vùng này tiếp giáp với các vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Gia Lai và Quảng Ngãi như Kbang, Ba Tơ, đồng thời là một “điểm nhấn” trên tuyến hành lang nối Đông và Tây đường Trường Sơn. Do vị trí chiến lược quan trọng như vậy nên trước ngày giải phóng, địch đặt cả một hệ thống hành chính, quân sự tại đây nhằm đàn áp phong trào cách mạng địa phương và án ngữ khu vực phía Bắc Tây Nguyên hòng chặn đứng mọi lưu thông trên con đường huyền thoại. Bấy giờ, Măng Đen là quận lỵ Chương Nghĩa của địch, chúng bố trí các cụm cứ điểm quân sự kiên cố với hàng ngàn binh lính được trang bị hỏa lực mạnh như Măng Đen, ngoài ra chúng còn xây dựng sân bay Măng đen phục vụ cho việc vận chuyển lực lượng, vũ khí bằng đường không, đồng thời đưa quân đi càn quét vùng căn cứ của ta.
Sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước, Măng Đen gặp rất nhiều khó khăn do nằm xa trung tâm tỉnh Gia Lai- Kon Tum (cũ), giao thông trắc trở (từ thị xã Kon Tum muốn đến Măng Đen phải đi bộ mất hai ngày) đã vậy hậu quả chiến tranh để lại nặng nề nên đời sống của người dân cực kỳ gian khổ. Hàng chục năm sau đó, câu nói vui “ruồi vàng, bọ chó, gió Măng Đen” luôn làm cho những người có dịp lên đây đều cảm thấy bất an song đồng bào các dân tộc Măng Đen nói riêng và huyện Kon Plông nói chung vẫn kiên cường chịu đựng, vượt qua khó khăn, xây dựng địa phương. Năm 1991 tách tỉnh, tái lập tỉnh Kon Tum, rồi năm 2004 tách huyện, Măng Đen trở thành thị trấn huyện lỵ Kon Plông, khẳng định vai trò, vị trí của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Kon Tum.
Vài năm gần đây Măng Đen trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn. Từ thành phố Kon Tum theo quốc lộ 24 qua khỏi thị trấn Đak Rve lên ngọn đèo cao lập tức chúng ta như lạc vào một thế giới khác với núi rừng trùng điệp và bạt ngàn thông. Măng Đen cũng nằm trên đường phân thủy của hai vùng Đông và Tây Trường Sơn, tại đây chúng ta có thể chứng kiến cảnh bên này mưa, bên kia nắng. Với độ cao hơn 1.200 mét so với mực nước biển, khí hậu thay đổi đột ngột, cái nắng nóng cuối mùa khô Tây Nguyên như đã để lại dưới thung lũng Kon Rẫy, thay vào đó là sự mát mẻ, lành lạnh của khí hậu ôn đới Măng Đen. Ngay từ những thập niên đầu thế kỷ trước, người Pháp đã khảo sát đưa cây thông vào trồng trên cao nguyên nầy. Rồi đến những năm sau ngày giải phóng, chính quyền địa phương cũng tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích rừng thông. Hiện nay với trên 4.000ha rừng thông và khoảng 100.000 ha rừng nguyên sinh, Măng Đen có độ che phủ cao nhất nước (65%) phù hợp cho phát triển ngành công nghiệp không khói với loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
Măng Đen còn được biết đến như một vùng đất linh thiêng, với bức tượng Đức Mẹ bị cụt tay được đặt trên đỉnh đồi cao nhất của Măng Đen.

-Kết bài :Cảm nghĩ lại về danh thắng.

Chúc bạn học tốt!!