Lập dàn ý thuyết minh về cách chơi một trò chơi nào đấy (vd : kéo co , ......)

2 câu trả lời

I. Mở bài: Giới thiệu về trò chơi kéo co(Giới thiệu trò chơi dân gian kéo co bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.)

→là một trò chơi dân gian của nước ta,thường dudocj tổ chức vào các dịp lễ hội,thi đấu,...

II. Thân bài: Thuyết minh về trò chơi kéo co

1.Khái quát cung

-Kéo co có từ bao giờ?

+xuất hiện từ lâu đời và trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam ta.

+xuất hiện trong các lễ hội, trong nhà trường, trong các buổi sinh hoạt văn hóa thậm chí là trò các em nhỏ thường xuyên chơi với nhau.

2 Giới thiệu chi tiết về kéo co:

-Chuẩn bị bao gồm:

+1 sợi dây thừng dài

+1 chiếc khăn buội để chia đôi dây 

( miêu tả hình dáng,kích thước 2 món trên nha)

-Số lượng người tham gia:

+chia làm 2 đôi, không giới hạn hoặc chỉ trong khoảng 10-15 người 1 đội,số lượng người 2 bên phải bằng nhau

-Luật chơi:

+Đội nào kéo khỏe hơn để điểm đánh dấu chính giữa chạm qua vạch kẻ bên mình hoặc thành viên đứng đầu của đội còn lại vượt qua vạch kẻ của họ thì đội đó giành chiến thắng và tiếng còi của trọng tài vang lên báo hiệu hiệp đấu kết thúc.

+Trò chơi thường có ba hiệp, đội nào giành số hiệp thắng nhiều hơn thì thắng chung cuộc.

-Yêu cầu:

+Không phân biệt nam nữ,tuổi tác,phải khỏe mạnh,có sức kéo thì mới có thể chiến thắng

-Tác dụng:

+Trò chơi dân gian này giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe, tinh thần đồng đội đoàn kết.

+Giúp chúng ta có những giây phút vui vẻ bởi những pha ngã nhào hài hước của các đội thi.

+Giúp cho con người gần gũi với nhau hơn, từ cuộc thi chúng ta có thể giao lưu và có thêm những người bạn mới.

III.Kết bài:

+Khái quát lại giá trị ,ý nghĩacủa trò chơi dân gian này.

+cảm nhận của em về trò chơi này

@tsuki

Mở bài

  • Ngày nay có rất nhiều đồ chơi hiện đại hấp dẫn, nhưng đồ chơi dân gian vẫn không vắng mặt trong đời sông của trẻ thơ.
  • Trong số những đồ chơi dân gian tưởng đã không tồn tại thì nay được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đồ chơi ấy vẫn tồn tại và phát triển. Một trong sô” đồ chơi đó chính là cái tò he.
  • Tò he có từ bao giờ? Tại sao lại gọi là tò he? Nguyên liệu làm nên tò he là gì? Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát triển đồ chơi tò he?

Thân bài

Xuất xứ

  • Không ai biết chính xác đồ chơi tò he có từ bao giờ và ai là người đầu tiên làm ra nó.
  • Tò he tồn tại trong dân gian từ rất lâu, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng Xuân La, xã Phương Dực, Phú Xuyên, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
  • Một cụ già trong làng (81 tuổi) cho biết nghề nặn tò he có lịch sử hơn 300 năm.
  • Về tên gọi tò he: Lúc đầu người ta gọi đồ chơi này là đồ chơi chim cò vì sản phẩm làm ra là con vật gần gũi với cuộc sông của người nông dân.
  • Về sau, con vật nặn ra được gắn với một chiếc kèn ống sậy. Kèn có thể phát ra âm thanh hấp dẫn. Khi thổi, kèn có tiếng kêu ngắt quãng tò… te… Sau truyền miệng chệch đi thành tò he. Có lẽ vì thế, người ta mới gọi là tò he.

Nguyên liệu làm tò he

  • Bột gạo 1 kg gạo tẻ thì trộn với 0,1 kg gạo nếp rồi đem xay bột. Nhào bột với nước cho đến khi bột nhuyễn, quyện dính vào nhau, vê thành cục. Cho cục bột vào nồi nước đang sôi để một giờ đồng hồ đến khi bột nổi, chìm xuống rồi lại nổi lên thì vớt ra. Để nguội rồi nhuộm các màu theo ý muôn.
  • Phẩm màu: các màu này đều lấy từ thiên nhiên. Màu vàng là màu của nghệ. Màu đỏ là màu của gấc. Màu xanh là màu của lá cây,…
  • Que tre: vót nhỏ, dài khoảng 20 đến 30 cm, dùng để gắn cái tò he.

Ý nghĩa của đồ chơi tò he

  • Lưu giữ nét văn hóa dân gian của dân tộc.
  • Lưu giữ và phát triển được làng nghề truyền thông.
  • Giúp công ăn việc làm cho nhiều người, nhiều gia đình vượt qua khó khăn về kinh tế.

Kết bài

  • Ngày nay, tò he không chỉ là những con vật. Người làm to he rất nhanh nhạy và sáng tạo. Ngoài những con vật quen thuộc, người ta còn nặn các nhân vật trong phim hoạt hình mà trẻ yêu thích. Không những vậy, những người nặn còn sáng tạo khi nặn những nải chuối, buồng cau, miếng trầu để các bà, các mẹ, các chị lên chùa thắp nhang,…
  • Nước ta đã cử cụ Nguyễn Văn Tố (81 tuổi) mang nghề truyền thông của quê hương đại diện cho Việt Nam tham gia “Những ngày văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản”.
  • Đông đảo bạn bè quốc tế biết đến nghề nặn tò hè ở nước ta.
  • Chúng ta cần giữ gìn và phát triển nghề nặn tò he, để trên khắp đất nước, những đồ chơi dân gian song song tồn tại cùng những đồ chơi hiện đại từ các nước trên thế giới nhập vào.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm