Lập dàn ý khổ 3 bài thơ tây tiến ( Ai giúp e với ạ )

1 câu trả lời

I. Mở bài

- Trình bày một số nét tiêu biểu về nhà thơ Quang Dũng và đặc trưng thơ ca của ông (vừa hồn nhiên vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn).

- Nêu một số nét khái quát về bài thơ Tây Tiến: hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật của bài thơ.

- Dẫn dắt giới thiệu nội dung của khổ 3: Chân dung người lính Tây Tiến hào hùng mà vẫn lãng mạn hào hoa, sự hy sinh mất mát.

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh sáng tác

với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc của Tổ quốc. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở. Đó cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Thái với những nét văn hoá đặc sắc. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Họ sinh hoạt và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn rất lạc quan và dũng cảm.

- Quang Dũng là một người lính trong đoàn quân Tây Tiến. Cuối năm 1948, ông chuyển sang đơn vị khác. Một năm sau ngày chia tay đoàn quân Tây Tiến, nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ Tây Tiến tại làng Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ, nay là Hà Nội). Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô”(1986).

2. Phân tích khổ 3 bài thơ

Sau nỗi nhớ về đoàn quân Tây Tiến, cũng như vẻ đẹp thiên nhiên con người vùng Tây Bắc, Quang Dũng đã khắc họa chân dung người lính Tây Tiến:

- Người lính Tây Tiến với những khó khăn, gian khổ:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”: hóa chất bom đạn của kẻ thù đã làm cho mái tóc người lính không còn đẹp nữa, nhưng cũng có thể là người lính chủ động cắt tóc để thuận tiện cho sinh hoạt.

“Quân xanh màu lá dữ oai hùm”: màu xanh của lớp áo ngụy trang lẫn với màu xanh của lá cây, nhưng đó cũng được hiểu là khuôn mặt xanh xao của người lính khi bị sốt rét rừng.

=> Sự khó khăn, gian khổ của người lính Tây Tiến trong hoàn cảnh chiến tranh. - Mạnh mẽ là thế, nhưng cũng có đôi lúc người lính cũng đầy thơ mộng

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”: đôi mắt đang theo dõi kẻ thù với sự căm giận và quyết tâm

“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. nhớ đến những cô gái Hà Nội với vẻ đẹp thướt tha thanh lịch.

- Sự mất mát hy sinh của người lính:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”: đó không phải là một cái chết mà rất nhiều cái chết.

“Áo bào thay chiếu anh về đất”: hình ảnh “áo bào” chính là chiếc áo lính các anh đang mặc, “về đất” cách nói giảm nói tránh gợi sự hy sinh của người lính.

Hình ảnh cuối cùng “sông Mã gầm lên khúc độc hành” là sự thành kính đưa tiễn các anh.

3. Nghệ thuật

- Bút pháp tượng trưng, ước lệ.

- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh, ẩn dụ…

III. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến.

Cảm nhận chung về khổ 3 của bài thơ Tây Tiến.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm