lập dàn ý cho đề bài sau Truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri là bức thông điệp màu xanh về tình yêu thương và sự sống của con người.hãy phân tishc nhận định trên
2 câu trả lời
I. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm và thông điệp của tác phẩm.
II. Thân bài
1. Khái quát chung
- Giới thiệu các nhân vật: Giôn-xi, Xiu và cụ Bơ-men là những họa sĩ nghèo, thuê trọ ở một khu phố tồi tàn phía tây công viên Oa-sinh-tơn.
- Tóm tắt tình huống:
+ Giôn-xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng, khi đó cô sẽ chết.
+ Nhưng qua một buổi sáng và một đêm mữa gió phũ phàng, chiếc lá vẫn không rụng. Điều đó làm Giôn-xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết.
+ Xiu đã cho Giôn-xi biết chiếc lá đó chính là bức tranh họa sĩ già Bơ-men đã vẽ trong đêm mưa gió để cứu cô và chính cụ đã chết vì sưng phổi.
2. Phân tích
* Nội dung:
- Khung cảnh mùa đông và tình cảnh tuyệt vọng của Giôn-xi:
+ Nỗi sợ hãi ám ảnh tâm trạng xủa Xiu và cụ Bơ-men trong đêm mưa gió.
+ Niềm tin kì quặc của Giôn-xi khi phó thác cuộc đời cho chiếc lá thường xuân.
- Tình huống đảo ngược thứ nhất:
+ Tâm trạng đau khổ của Xiu khi mở cửa cho Giôn-xi. Sự bất ngờ ngoài dự kiến: chiếc lá vẫn ở đó.
+ Tâm trạng chờ đợi héo hắt của Giôn-xi: tuyệt vọng, thiếu niềm tin vào cuộc sống.
+ Chiếc lá vẫn ở trên tường: thức tỉnh ý chí sống của Giôn-xi, giúp cô tự tin vượt qua bệnh tật. Thiên nhiên thua chiếc lá, bệnh tật thua ý chí con người.
- Tình huống đảo ngược thứ hai:
+ Tâm trạng Xiu: từ hồi hộp lo lắng đến khi hiểu rõ sự thật là sự hòa trộn tình yêu thương, cảm phục trước tấm lòng cao cả của cụ Bơ-men.
+ Sự hi sinh cao cả đã đem đến nguồn sống cho đồng loại. Nghệ thuật cao cra có thể thức tỉnh lòng tin ở con người.
* Nghệ thuật:
- Kể xen tả và biểu cảm.
- Đảo ngược tình huống 2 lần -> Kết thúc độc đáo, bất ngờ.
- Xây dựng tình huống hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo, gây hứng thú cho người đọc.
3. Nhận xét:
- Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ.
- Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình yêu thương, vì sự sống của con người.
ADVERTISING
III. Kết bài
- Đánh giá, nhìn nhận lại vấn đề.
- Liên tưởng và suy nghĩ về bản thân.
Bạn tham khảo nha!
I. Mở Bài
Cách 1: Đi từ tác giả ( phong cách… hoặc cuộc đời bất hạnh…), các tác phẩm…hay lời đánh giá..), giới thiệu tác phẩm, trích dẫn ý kiến.
Cách 2 : Đi từ kết thúc bi kịch của cô bé bán diêm, ta xót xa thương cảm cho số phận bất hạnh của con người bao nhiêu thì đến với “Chiếc lá cuối cùng” ta lại thấy tràn đầy tình yêu thương con người bấy nhiêu… Trích dẫn nhận định.
II. Thân Bài
1. Giải thích
– Trước hết, “ Thông điệp” chính là một lời nhắn gửi . Ở đây chính là lời truyền gửi của Ô – Hen – ri đến với độc giả thông qua văn bản “ Chiếc lá cuối cùng”. Màu xanh là màu của sự sống, của hi vọng, “Thông điệp màu xanh” là thông điệp về sự sống.
– Để dệt nên bức thông điệp ấy chính là tình người, tình đời( tình yêu thương chân thành, sự sẻ chia đầy ấm áp giữa những người nghèo khổ)
=> Tóm lại, qua tình huống Giôn – xi mắc bệnh và tuyệt vọng, chờ chết, độc giả đã rất bất ngờ vì nhờ lòng nhân hậu, nhờ đức hi sinh của mọi người mà cô đã vượt qua cái chết. Màu hồng trên đôi má Giôn – xi là minh chứng cho sự trở về của cô gái.
2. Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh của Giôn – xi
– Mùa đông năm ấy, Giôn – xi mắc bệnh viêm phổi, căn bệnh nặng tới mức cô mất tới 9/10 sự sống, cô vô cùng đau đớn về thể xác.
Nghèo túng, xa quê hương, xa những người ruột thịt lại ốm đau…khiến cho cô rơi vào tình trạng tuyệt vọng.
Chán nản, Giôn – xi gắn liền sự sống của mình với những chiếc lá thường xuân: Cô thấy mình mỏng manh, yếu đuối như chiếc lá. Chiếc lá yếu ớt , chống trọi với thời tiết khắc nghiệt, còn cô thì chống trọi với bệnh tật. Giôn- xi nghĩ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng cũng là lúc cô lìa đời.
Bởi tuyệt vọng như vậy nên cặp mắt Giôn – xi thẫn thờ, giọng nói của cô thều thào. Cô buông xuôi chờ chết
Hoàn cảnh của Giôn – xi khiên cho ta vừa giận lại vừa thương. Giận vì cô hèn nhát, đầu hàng hoàn cảnh quá sớm. Thương vì tuổi đời còn trẻ, vậy mà mắc bệnh nghiêm trọng.
3. Chứng minh tình người và tình đời.
a. Tình bạn chân thành của Xiu
– Tuy kết bạn với nhau, ban đầu chỉ là chung sở thích nhưng tình bạn của họ được kiểm chứng qua tình huống Giôn – xi mắc bệnh hiểm nghèo. Đây là lúc ta đánh giá được sự chân thành và giá trị của tình bạn mà người đời đã đúc kết “khi vui có bạn, khi hoạn nạn mới biết bạn là ai”.
– Xiu đã luôn ở bên cạnh bạn mình. Thậm chí cô cố gắng đi làm thêm giờ, kiếm tiền mời bác sĩ. Chăm sóc Giôn – xi từng chút một (nấu cháo, pha sữa, kê gối, lấy gương) đến nỗi Xiu hốc hác cả mặt.
– Xiu đã cầu cứu cụ Bơ – men, cho cụ biết về bệnh tình của Giôn xi. Cô sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ, luôn lo lắng chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống thì cô phải chứng kiến niềm đau của bạn mình.
– Xiu đã tìm lời để động viên Giôn – xi “Em thân yêu…em hãy nghĩ đến chị…”
– Và việc đến vẫn cứ phải đến: Giôn xi lại ra lệnh cho Xiu kéo màn lên, Xiu làm theo một cách chán nản.
– Xiu đã vô cùng hạnh phúc khi thấy chiếc lá thường xuân vẫn dũng cảm treo bám trên tường và khi Giôn – xi hồi phục, Xiu vô cùng hạnh phúc.
Tóm lại: Tình yêu thương chân thành của những người bạn là động lực to lớn giúp con người ta thắng được gian nan. Đã là bạn phải đồng cam, cộng khổ, phải chia ngọt sẻ bùi. Tình bạn như thế mới thực sự đáng quý.
b. Đức hi sinh của cụ Bơ – men
– Cụ Bơ – men 60 tuổi, chưa thành công trong nghệ thuật. Cụ sống cùng xóm trọ với 2 họa sĩ trẻ , cụ yêu thương họ như con mình
– Khi nghe Xiu nói về ý nghĩ kì quặc của Giôn – xi , cụ đã tức giận, cho là điên rồ. Cụ lo lắng cho sự sống của cô bé và quyết định vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa gió.
– Cụ bị viêm phổi, phải nhập viện và qua đời sau hai ngày chống chọi với bệnh tật. Nhưng tác phẩm của cụ để lại được gọi là kiệt tác bởi nó không chỉ được thực hiện bằng chất liệu của hội họa: màu vẽ, đường nét…..chiếc lá giống như thật. Điều cơ bản hơn là nó được dệt nên từ tình yêu thương giữa người với người, lòng nhân hậu, quan điểm sống “ sống là cho đi ” . Chiếc lá giả nhưng đã cứu một mạng người thật. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật “ vị nhân sinh” (nghệ thuật vì con người). Để làm nghệ thuật, để mang đến điều tốt đẹp cho con người, người ta phải đổi cả bằng mạng sống. “Nơi nào có sự yêu thương, nơi đó sẽ có điều kì diệu”
4. Giôn – xi vượt qua cái chết
– Khi kéo mành lên, Giôn – xi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn tồn tại sau một đêm mưa gió phũ phàng. Cô nhận ra chiếc lá rất dũng cảm. Tuy nó nhỏ nhoi nhưng đã kiên cường chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
– Chiếc lá cuối cùng đã giúp Giôn – xi nhận ra mình là một con bé hư, muốn chết là một tội. Cô thay đổi hoàn toàn: Nhu cầu ăn uống… nhu cầu làm đẹp…
Từ chỗ tuyệt vọng, Giôn – xi đã hồi sinh. Hẳn là nhờ sự tận tình của bác sĩ, nhờ công dụng của thuốc men. Nhưng điều quan trọng hơn là Giôn – xi có nghị lực từ chiếc lá cuối cùng. Từ đó mà cô tự hóa giải lời nguyền để vượt qua cái chết. Chiếc lá cuối cùng là hiện thân của tình người, tình đời cao cả.
III. Kết bài:
1. Khẳng định lại vấn đề
2. Bài học rút ra từ câu chuyện
– Biết quý trọng tình bạn , biết sống với nhau một cách chân thành.
– Tình yêu thương, sự sẻ chia sẽ mang lại những giá trị lớn lao cho cuộc sống con người.
Mik xin 5* và ctlhn ạ.