lập dàn ý cho bài văn tự sự nói về một câu chuyện em thick bằng lời văn của em

2 câu trả lời

I. Mở bài

Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể.

II. Thân bài

Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự:

- Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương: một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh. Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh. cả hai đều tài giỏi hơn người. Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: ai đem lễ vật đến trước thì người đó là chồng Mị Nương.

- Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.

- Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận.

- Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau.

III. Kết bài

- Hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm.

DÀN Ý MỜ BÀI

– ‘Thánh Gióng” là một truyện dân gian đáng yêu nhất (trong kho tàng vàn học Việt Nam).

– Anh hùng Gióng tiêu biểu cho lòng yêu nước, quyết tâm thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta, đặc biệt của thỉếu niên Việt Nam.

THÂN BÀI

1) Cậu bé làng Gióng ra đời

– Đời Hùng Vương thứ 6

– Cha mẹ cậu Gióng: chăm làm ăn, phúc đức, ao ước có con.

– Mẹ cậu Gióng ra đồng, đặt chân mình lên vết chân khổng lồ trên đường ướm thử, về nhà thụ thai mười hai tháng.

– Cậu bé làng Gióng ra đời: Mặt mũi khôi ngô, ba tuổi vẫn khòng biết đi, biết nói, biết cười.

2) Sự lớn lên kì diệu của cậu bé Gióng

– Giặc Ân, thế rất mạnh, đến xâm chiếm nước ta. Vua truyền sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

– Cậu Gióng nói lời đầu tiên với mẹ: Vời sứ giả, lời thứ hai: tâu vua sắm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, mũ sắt

– Cậu Gióng lớn nhanh như thổi (ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ), cha mẹ Gióng nhờ bà con, làng xóm gom góp thóc gạo nuôi Gióng, ai cũng sẵn lòng.

3) Chàng trai làng Gióng xung trận

– Thế nước rất nguy, giặc đến chân núi Trâu, người người hoảng hốt, sứ giả đem ngựa, roi, áo giáp sắt đến cho Gióng.

– Cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ, mặc giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt: vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang.

– Tráng sĩ phi ngựa tiến thẳng tới nơi có giặc ; đánh đón đầu giặc; giết hết lớp này đến lớp khác; giặc chết như rạ. Roi sắt gẫy, tráng sĩ nhổ tre cạnh đường quật vào giặc; ngựa phun lửa. Giặc tan tác.

4) Tráng sĩ Gióng bay lên trời

– Đuổi giặc đến núi Ninh Sóc, tráng sĩ cởi bỏ giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

– Nhớ ơn cứu nước, Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà.

5) Vết tích còn lại

– Làng Gióng và đền thờ Phù Đổng Thiên Vương. Hội Gióng vào tháng tư hàng năm.

– Những bụi tre đằng ngà, bị ngựa phun lửa cháy, ngả màu vàng óng, ở huyện Gia Bình.

– Những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp; lửa do ngựa phun ra thiêu cháy một làng nay gọi là làng Cháy.

KẾT LUẬN

Niềm ao ước được một lần về dự hội Gióng , về thăm quê hương Phù Đổng Thiên Vương, niềm tự hào củà nhân dân nước Việt, của thiếu niên Viêt Nam.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Lực lượng vũ trang tỉnh Nam Định được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân năm nào? Câu 2: Trận tập kích địch vào tháng 7 năm 1953 ở Nam Trực diễn ra tại địa phương nào? Câu 3: Đồng chí tỉnh đội trưởng đầu tiên là đồng chí nào? Câu 4: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân và dân tỉnh Nam Định được Đảng, Chính phủ tặng bao nhiêu Huân chương các loại ? Câu 5: Thực dân Pháp rút quân hoàn toàn khỏi Nam Định thời gian nào? Câu 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu về thăm quân và dân tỉnh Nam Định vào năm nào? Câu 7: Tên gọi đầu tiên của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nam Định là gì? Câu 8: Tỉnh đội Nam Định được thành lập ngày, tháng, năm nào ? Câu 9: Trận tập kích Trại huấn luyện Vạn Bảo ở thành phố Nam Định của quân và dân tỉnh Nam Định diễn ra năm nào? Câu 10: Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến đầu tiên của tỉnh Nam Định là đồng chí nào? Câu 11: Truyền thống của lực lượng vũ trang tỉnh Nam Định là gì ? Câu 12: Chấp hành chỉ thị của Trung ương Đảng về xây dựng lực lượng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Tỉnh uỷ Nam Định quyết định lựa chọn một số đơn vị Tự vệ đỏ lập ra đội võ trang tuyên truyền đầu tiên do đồng chí Phạm Ngọc Hồ phụ trách vào tháng, năm nào? Câu 13: Mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân tỉnh Nam Định diễn ra thời điểm nào? Câu 14: Đồng chí Chính trị viên đầu tiên là đồng chí nào? Làm trong 20 phút :((

1 lượt xem
2 đáp án
3 phút trước