Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cho bài chiếc là cuối cùng

2 câu trả lời

Dàn ý Phân tích chi tiết truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

1. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm và thông điệp của tác phẩm.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

- Giới thiệu các nhân vật: Giôn-xi, Xiu và cụ Bơ-men là những họa sĩ nghèo, thuê trọ ở một khu phố tồi tàn phía tây công viên Oa-sinh-tơn.

- Tóm tắt tình huống:

+ Giôn-xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng, khi đó cô sẽ chết.

+ Nhưng qua một buổi sáng và một đêm mữa gió phũ phàng, chiếc lá vẫn không rụng. Điều đó làm Giôn-xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết.

+ Xiu đã cho Giôn-xi biết chiếc lá đó chính là bức tranh họa sĩ già Bơ-men đã vẽ trong đêm mưa gió để cứu cô và chính cụ đã chết vì sưng phổi.

b. Phân tích

* Nội dung:

- Khung cảnh mùa đông và tình cảnh tuyệt vọng của Giôn-xi:

+ Nỗi sợ hãi ám ảnh tâm trạng xủa Xiu và cụ Bơ-men trong đêm mưa gió.

+ Niềm tin kì quặc của Giôn-xi khi phó thác cuộc đời cho chiếc lá thường xuân.

- Tình huống đảo ngược thứ nhất:

+ Tâm trạng đau khổ của Xiu khi mở cửa cho Giôn-xi. Sự bất ngờ ngoài dự kiến: chiếc lá vẫn ở đó.

+ Tâm trạng chờ đợi héo hắt của Giôn-xi: tuyệt vọng, thiếu niềm tin vào cuộc sống.

+ Chiếc lá vẫn ở trên tường: thức tỉnh ý chí sống của Giôn-xi, giúp cô tự tin vượt qua bệnh tật. Thiên nhiên thua chiếc lá, bệnh tật thua ý chí con người.

- Tình huống đảo ngược thứ hai:

+ Tâm trạng Xiu: từ hồi hộp lo lắng đến khi hiểu rõ sự thật là sự hòa trộn tình yêu thương, cảm phục trước tấm lòng cao cả của cụ Bơ-men.

+ Sự hi sinh cao cả đã đem đến nguồn sống cho đồng loại. Nghệ thuật cao cra có thể thức tỉnh lòng tin ở con người.

* Nghệ thuật:

- Kể xen tả và biểu cảm.

- Đảo ngược tình huống 2 lần -> Kết thúc độc đáo, bất ngờ.

- Xây dựng tình huống hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo, gây hứng thú cho người đọc.

c. Nhận xét:

- Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ.

- Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình yêu thương, vì sự sống của con người.

3. Kết bài

- Đánh giá, nhìn nhận lại vấn đề.

- Liên tưởng và suy nghĩ về bản thân.

I- Dàn bài của bài văn tự sự

1. Tìm hiểu dàn bài của bài văn tự sự

a, Đoạn văn trên có thể chia làm 3 phần:

+ Mở bài ( từ đầu… bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn): kể khái quát về ngày sinh nhật

+ Thân bài (tiếp… chỉ gật đầu không nói) kể về lí do đến muộn và món quà độc đáo của bạn.

+ Kết bài (còn lại) cảm xúc của người viết về món quà sinh nhật

b, Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau:

- Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang và món quà sinh nhật của Trinh.

+ Người kể chuyện là Trang, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)

- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật, trong hoàn cảnh mọi người tới dự sinh nhật đông đủ, chỉ thiếu mỗi Trinh (bạn của Trang)

- Chuyện gồm các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh và các bạn cùng lớp.

+ Trang quý và lo lắng cho bạn

+ Trinh muốn dành cho bạn bất ngờ

- Câu chuyện diễn ra:

+ Ban đầu từ buổi sinh nhật, tất cả mọi người đều tới chỉ thiếu Trinh.

+ Đỉnh điểm câu chuyện là Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh nói khi ổi mới ra hoa

+ Kết thúc truyện là tấm lòng của bạn Trinh, người đã ấp ủ, nâng niu, nghĩ tới món quà sinh nhật độc đáo cho bạn

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau:

+ Miêu tả cảnh ngày sinh nhật

+ Miêu tả chi tiết món quà sinh nhật là chùm ổi

+ Biểu cảm trong tiếng reo của Thanh, trong câu trách của Trang

+ Sự cảm động của Trang khi nhận được quà.

c, Những nội dung trên (b) được kể tuần tự theo thời gian diễn ra buổi sinh nhật, tuy nhiên có sử dụng hồi ức để gợi lại cảnh ngày ổi mới ra hoa.

Luyện tập

Bài 1 ( trang 95 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Từ truyện Cô bé bán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo những gợi ý sau:

- Mở bài: giới thiệu khung cảnh giao thừa, hoàn cảnh cô bé bán diêm (đói rét, không dám về nhà)

- Thân bài: Những lần quẹt diêm và những mộng tưởng ảo ảnh.

+ Lần thứ nhất em thấy lò sưởi

+ Lần thứ hai thấy bàn ăn

+ Lần thứ ba thấy cây thông No-el

+ Lần thứ tư gặp bà

+ Em đã quẹt hết cả bao diêm để níu giữ bà em

- Kết hợp các các yếu tố miêu tả và biểu cảm ( mỗi làn quẹt diêm, tất cả đều là ảo ảnh, và cảm giác của em.

Kết bài: mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, họ nhìn thấy em bé bán diêm chết

+ Họ không thể biết được điều kì diệu mà em đã trông thấy khi bật diêm

Bài 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”

- Mở bài: Giới thiệu về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm em xúc động và nhớ mãi.

- Thân bài: Kể lại kỉ niệm xúc động của hai người:

+ Chuyện diễn ra như thế nào: đầu tiên, diễn biến, kết quả.

+ Điều gây xúc động mạnh nhất ( đưa yếu tố miêu tả vào)

- Kết bài: Kỉ niệm đó vì sao em nhớ mãi. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng thế nào tới tình cảm của hai người, với những người xung quanh.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm