lập dàn ý chi tiết về một loài vật nuôi gần gũi với người Việt Nam chi tiết xíu và ko sao chép mạng nhá lm ơn đừng sao chép mạng mà chi tiết xíu hộ mik lm ơn kíu tui đi <(_ _)>

2 câu trả lời

Lập dàn ý về con trâu

I.MỞ BÀI

Giới thiệu: Nơi làng quê, nông thôn Việt Nam ta thường hay có câu nói: "Con trâu đi trước, cái cày đi sau". Hình ảnh con trâu là một trong những hình ảnh thân thương, mộc mạc và có sự gắn bó sâu sắc với những người nông dân.

   II.THÂN BÀI

   1. Nguồn gốc, xuất xứ

   Trâu có nguồn gốc từ loài trâu rừng, đã được con người thuần hóa từ rất lâu.

   2. Cấu tạo

   - Trâu thuộc nhóm trâu đầm lầy. Giống trâu rất dễ nhận dạng, chúng ta có thể dựa vào đặc điểm bên ngoài của chúng:

      + Thân hình: vạm vỡ, thấp, bụng to, mông dốc.

      + Ở dưới cổ chỗ hai xương ức có hai dải lông màu trắng.

      + Loài trâu luôn khoác lên mình bộ áo màu xám đen.

      + Cân nặng thì trâu đực nặng từ 400-500 kg.

   - Đặc điểm sinh sản: Thời gian mang thai của trâu nội là 320-325 ngày. Theo sự phát triển của thai việc nuôi dưỡng cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

   - Thời kỳ bắt đầu mang thai đến 7-8 tháng, nuôi trâu chủ yếu là thức ăn thô xanh. Trước khi đẻ 2-3 tháng, ngoài thức ăn thô xanh cần cho trâu thức ăn tinh (cám, bắp, lúa nghiền ...) từ 0,5-1,5 kg/con/ngày.

   - Ở tháng thứ nhất và tháng cuối của thai kì, không sử dụng trâu để làm những việc nặng nhọc như cày, kéo, không xua đuổi nhiều... tránh ảnh hưởng đến thai. Giai đoạn gần đẻ, nên chăn thả gần và nuôi riêng trâu mang thai để tiện chăm sóc.

   - Trước khi trâu đẻ 1-2 ngày, nhốt trâu tại chuồng, tắm rửa sạch sẽ, dọn chuồng, chuẩn bị dụng cụ và trực trâu đẻ. Nghé vừa sinh phải được móc sạch nhớt ở miệng, mũi và lau khô sạch toàn thân, cắt rốn để dài khoảng 10cm và dùng cồn I-ốt sát trùng vết cắt, xong cho bú ngay. Sau khi trâu đẻ, cho trâu uống nước ấm có pha ít muối, tránh để trâu mẹ ăn nhau thai.

   - Giai đoạn nuôi con: Trong giai đoạn này cần cho trâu ăn nhiều để phục hồi cơ thể và sản xuất sữa để nuôi con. Ngoài chăn thả phải bổ sung thức ăn xanh và thức ăn tinh tại chuồng. Chăn thả trâu mẹ từ gần tới xa để nghé con quen dần, luôn để nghé con được bú sữa mẹ. Mùa mưa cần chú ý việc che chắn để chuồng nuôi không bị tạt gió lùa, giữ cho nghé khỏi bị lạnh. Hàng ngày dọn chuồng sạch sẽ, khô ráo; đảm bảo có nước sạch thường xuyên tại chuồng.

   3. Lợi ích

   - Ở trâu, ta còn có thể thấy được sức mạnh dẻo dai, bền bỉ. Nhờ vào sức mạnh ấy trâu có thể giúp con người kéo cày, kéo bừa trên ruộng đồng hay kéo xe, kéo gỗ. Tuy nhiên kéo cà rền cà rịch, chậm chạm nhưng bù lại trâu có thể kéo nặng.

   - Khi gặp ổ gà trâu cũng có thể vượt qua.

   - Bên cạnh việc cày bừa, trâu cũng cho sữa và thịt trong sản xuất, nhưng do sữa trâu không béo và tươi như bò nên không tiêu thụ nhiều trên thị trường.

   - Thịt trâu cũng được bán rộng rãi bởi nó chứa nhiều chất bổ dưỡng và ăn rất ngon.

   - Chúng ta có thể dùng phân trâu để bón ruộng, vườn cây ăn trái sẽ góp phần giúp cây tươi tốt.

   - Ở Tây Nguyên, người ta thường dùng da trâu làm căng mặt trống. Ngoài ra, da trâu cũng có thể làm ra một liều thuốc trị bệnh bao tử.

   5.Ý nghĩa

   - Trâu luôn được mọi người ví như sự hiện diện của con người Việt Nam ta bởi tính cần củ, chăm chỉ.

   - Trâu còn được đưa vào các lễ hội, điền hình như ở Đồ Sơn-Hải Phòng hằng năm đều diễn ra lễ hội chọi trâu. Vòng "chung kết" được diễn ra vào mồng chín tháng tám âm lịch. Quan niệm cho rằng nếu nhà nào có trâu thắng thì sẽ gặp nhiều điều may mắn và hạnh phúc.

   III. KẾT BÀI

   - Hình ảnh "Con trâu đi trước, cái cày đi sau" đã in sâu trong tâm trí mỗi con người Việt Nam.

   - Trâu được mọi người xem là thành viên thân thiết trong gia đình.

mik làm cong chó đc k ??

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về chú chó mà em muốn tả

b. Thân bài

- Giới thiệu về chú chó:

  • Chú chó đó thuộc giống chó gì? Năm nay bao nhiêu tuổi?
  • Kích thước và cân nặng là bao nhiêu?
  • Đó là một chú chó như thế nào? (ngoan ngoãn, hiền lành, trầm tính, năng động…)

- Miêu tả chú chó:

  • Bộ lông của chú có màu sắc gì? Khi chạm vào, vuốt ve có cảm giác ra sao?
  • Cái đầu của chú có hình gì? Kích thước ra sao?
  • Đôi mắt chú chó có màu gì? Hình gì? Khi nhìn em đem đến cảm giác ra sao?
  • Hai cái tai của chú chó có hình gì? Nó dựng lên hay cụp xuống? Khi tai dựng lên thì chú đang làm gì?
  • Cái mũi của chú chó có màu gì? Nó có ướt không?
  • Hàm răng của chú có đặc điểm gì? Nhờ có hàm răng ấy, chú có thể làm gì?
  • Cái bụng là nơi có phần lông như thế nào so với các nơi khác?
  • Cái đuôi của chú có hình dáng gì? (dựng thẳng, cụp xuống, uốn vòng…)
  • Bốn cái chân của chú có kích thước ra sao? Dưới bàn chân chú có lớp thịt lót giúp đem lại điều gì cho chú?
  • - Hoạt động, tính cách của chú chó:

    • Hằng ngày, chú thường nằm trong chiếc chuồng riêng ở trên thềm trước nhà, hoặc ra nằm chơi ở giữa sân
    • Trông chú lim dim vậy nhưng có người vào là lập tức tỉnh dậy liền
    • Nếu không thấy em hoặc bố mẹ ra thì chú ta sẽ sủa mạnh và tìm cách đuổi người lạ đi
    • Chú rất dễ ăn, mẹ cho ăn gì cũng ăn ngon lành
    • Chú ta biết tự đi vệ sinh đúng chỗ, không cần phải dẫn đi
    • Chú rất thích được chơi trò nhặt bóng hoặc bất kì món đồ chơi gì được ném đi xa
    • Cả nhà ai cũng thương chú lắm, bố còn mua hẳn một chiếc chuồng lớn để chú ở cho thoải mái và ấm áp

    c. Kết bài

    • Bày tỏ tình cảm dành cho chú chó của mình
    • Đối với em, Bông là một người bạn đặc biệt, luôn ở bên chia sẻ rất nhiều niềm vui, nỗi buồn cùng em. Em mong rằng chú sẽ luôn ở bên gia đình em, giúp đỡ và đem đến niềm vui chó gia đình.