lập dàn ý chi tiết cho bài văn phân tích về vẻ đẹp của chị Dâu qua tác phẩm Tức Nước Vỡ Bờ

1 câu trả lời

Mở bài

Chị Dậu qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" trong tác phẩm " Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu cho sức sống, sức phản kháng mãnh liệt của người nông dân trước những áp bức bất công.

2. Thân bài

*Hoàn cảnh:

- Gia cảnh nghèo, thuộc hạng cùng đinh trong làng

- Bắt đóng sưu cho cả người em chồng của chị

- Phải bán cả con mình đi mà vẫn không đủ trả nợ

- Chồng bị hành hạ, đánh đập mới vừa được thả về

* Vẻ đẹp của nhân vật:

- Đảm đang, chu đáo, hết mực yêu thương, chăm sóc và lo lắng cho chồng mình.

+ Chị nhanh chóng nấu cháo cho chồng ăn lót dạ

+ Chị lo lắng nhìn chồng ăn, vừa cố trấn an vừa ân cần hỏi xem chồng ăn có ngon miệng không

+ Dùng lời lẽ thật dịu dàng để động viên chồng

+ Múc cháo cho con

- Khéo léo, thấu tình đạt lí

+ Xin cai lệ thư thư cho mấy bữa để chuẩn bị tiền đóng sưu cho chồng

+ Cố gắng dùng lời lẽ khẩn thiết, van xin để mong chúng thương tình mà tha cho chồng chị.

+ Những lời văn xin chân thành bị cự tuyệt, chị đưa ra những lí lẽ thấu đáo, hợp tình: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ".

- Sức phản kháng mạnh mẽ:

+ Khi chúng vẫn ngang

nhiên hành hạ, chị nghiến chặt hai hàm răng của mình mà nói: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" → Hành động: đẩy tên cai lệ ngã

=> Sức sống mạnh mẽ bấy lâu tiềm tàng đang trỗi dậy trong chị. Nhún nhường bị đàn áp, chị phản kháng quyết liệt, vượt lên những thứ phép tắc quy cũ tầm thường để bảo vệ người thân.

3. Kết bài

Hình ảnh chị Dậu hiện lên

thật đẹp đẽ và đáng trân trọng, tiêu biểu cho vẻ đẹp của những người nông dân.