lập dàn í những điều cần tìm hiểu về dân tộc H'mông

2 câu trả lời

Người H’mông ở Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc chủ yếu từ phương Bắc. Các tài liệu khoa học, cũng như các truyền thuyết đều cho biết rằng người Mông là tộc người di cư vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là 100 năm về trước. Theo các nhà dân tộc học Việt Nam thì phần lớn những người H’mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều di cư trực tiếp từ Qúy Châu, Quảng Tây và Vân Nam sang. Riêng một số nhóm ở Thanh Hóa, Nghệ An di cư đến Việt Nam qua Lào. Người H’mông đến Việt Nam qua những con đường khác nhau và chia thành nhiều đợt, trong đó có 3 đợt chính

:Đợt 1: khoảng 100 hộ, trong đó có những hộ thuộc họ Lù, họ Giàng đến khu vực các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ đây họ bắt đầu tiếp tục di cư vào sâu hơn các tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam.

Đợt 2: khoảng trên 100 hộ, trong đó có những hộ thuộc hộ Vàng, họ Lý cũng vào khu vực Đông Văn. Còn một nhóm số người ít hơn, thuộc vào họ Vàng, Lù, Chấu, Sùng, Hoàng, Vừ vào khu vực Si Ma Cai, Bắc Hà ( Lào Cai). Sau đó khoảng 30 hộ gồm các họ Vừ, Sùng chuyển sang phía Tây Bắc Việt Nam.

Đợt 3: số người Hmông di cư vào Việt Nam đông nhất, gồm khoảng trên 10 ngàn người. về sau, họ tiếp tục di cư đến các huyện của các tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam.

Từ đây, hàng năm vẫn có người H’mông di cư lẻ tẻ sang Việt Nam. Các con đường di chuyển của đồng bào là vào Đồng Văn rồi xuống Tuyên Quang.

I.4. Dân cư và địa bàn cư trú:

I.4.1. Dân số và địa bàn cư trú:

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người H’Mông ở Việt Nam có dân số 1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố.

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc H’mông thường cư trú ở độ cao từ 800 đến 1500m so với mực nước biển, gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt-Trung và Việt-Lào, từ Lạng Sơn đến Nghệ An.

Người H’Mông cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (231.464 người,), Điện Biên (170.648 người), Sơn La (157.253 người), Lào Cai (146.147 người), Lai Châu (83.324 người), Yên Bái (81.921 người), Cao Bằng (51.373 người), Nghệ An (28.992 người), Đắk Lắk (22.760 người), Đắk Nông (21.952 người), Bắc Kạn (17.470 người), Tuyên Quang (16.974 người), Thanh Hóa (14.799 người).

I.4.2. Nhóm địa phương ( ngành )Căn cứ vào đặc điểm về dân tộc học và ngôn ngữ học, các màu áo người ta chia dân tộc h mông ra các ngành

:H’mông Đỏ hoặc h mông Đâu (H mông Trắng)

H‘mông Đu (h mông Đen

)H’mông Si (h mông Đỏ)

H’mông Dua (h mông Xanh)

H’mông Lềnh (h mông Hoa)

H’mông Súa (h mông Lai)

Ná Mẻo (h mông Nước)

II. VĂN HÓA:

II.1. Nhà ở:

Với môi trường sống trên các triền núi cao, khí hậu lạnh, khắc nghiệt…thì ngôi nhà trình tường bằng đất, lợp ngói hay tranh của người HMông có ưu điểm mát mẻ về mùa hè, giữ ấm về mùa đông, chống thú dữ…

Nhà người HMông thường thống nhất 3 gian 2 cửa, một cửa chính, một cửa phụ và phải có hai cửa sổ trở lên. Trong 3 gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Hai gian trái đặt cối xay ngô, giã gạo…


I. KHÁI QUÁT:Việt nam là một quốc gia bao gồm nhiều thành phần dân tộc, chung sống trên cùng một lãnh thổ, có cùng bản sắc văn hóa và có chung vận mệnh lịch sử.Qua những thành tựu nghiên cứu mấy chục năm qua, chúng ta biết được rằng: các thành phần dân tộc trên đất nước ta cùng thuộc chủng mông-gô-lô-it phương nam, đã làm nên cuộc cách mạng đá mới trên địa bàn rộng và vùng trung tâm về sau là cương vực nước văn lang. Đến thời đại đồng thau hoặc sớm hơn đôi chút do sự chuyển hóa nội tại cùng với quá trình Mông-gô-lô-it hóa tiếp tục đã hình thành loại hình nam á cổ, là tổ tiên trực tiếp của người việt, người Mường, người H’mông và một số dân tộc anh em gần gũi. Trong những thế kỷ tiếp theo, trên lãnh thổ nước ta lại có sự quần cư đông đúc hơn do nhiều tộc người khác nhập cư đến vào những thời gian khác nhau, từ những miền đất khác nhau. Trong đó có dân tộc H’mông. Cũng như các dân tộc khác người H’mông có những nét văn hóa riêng và nét chung hòa mình vào một đất nước có đến 54 dân tộc anh em.
I.1. Tên gọi:Người H’Mông, còn gọi là người Hmông, người Miêu (ở Trung Quốc), người Mèo (ở Việt Nam), người Mẹo (ở Lào) là một dân tộc ở châu Á nói tiếng H'Mông.Tên gọi khác là: Mèo Hoa, Mèo Đỏ, Mèo Xanh, Mán Trắng, Ná Mẻo.
I.2. Ngôn ngữ:Nhóm H’mông thuộc ngữ hệ Nam Á, H’mông-Dao có 3 ngôn ngữ: Hmông, Dao, Pà Thẻn.
I.3. Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc H’mông ở Việt Nam:
Người H’mông ở Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc chủ yếu từ phương Bắc. Các tài liệu khoa học, cũng như các truyền thuyết đều cho biết rằng người Mông là tộc người di cư vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là 100 năm về trước. Theo các nhà dân tộc học Việt Nam thì phần lớn những người H’mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều di cư trực tiếp từ Qúy Châu, Quảng Tây và Vân Nam sang. Riêng một số nhóm ở Thanh Hóa, Nghệ An di cư đến Việt Nam qua Lào. Người H’mông đến Việt Nam qua những con đường khác nhau và chia thành nhiều đợt, trong đó có 3 đợt chính:
Đợt 1: khoảng 100 hộ, trong đó có những hộ thuộc họ Lù, họ Giàng đến khu vực các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ đây họ bắt đầu tiếp tục di cư vào sâu hơn các tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam.
Đợt 2: khoảng trên 100 hộ, trong đó có những hộ thuộc hộ Vàng, họ Lý cũng vào khu vực Đông Văn. Còn một nhóm số người ít hơn, thuộc vào họ Vàng, Lù, Chấu, Sùng, Hoàng, Vừ vào khu vực Si Ma Cai, Bắc Hà ( Lào Cai). Sau đó khoảng 30 hộ gồm các họ Vừ, Sùng chuyển sang phía Tây Bắc Việt Nam.
Đợt 3: số người Hmông di cư vào Việt Nam đông nhất, gồm khoảng trên 10 ngàn người. về sau, họ tiếp tục di cư đến các huyện của các tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam.Từ đây, hàng năm vẫn có người H’mông di cư lẻ tẻ sang Việt Nam. Các con đường di chuyển của đồng bào là vào Đồng Văn rồi xuống Tuyên Quang.
I.4. Dân cư và địa bàn cư trú:
I.4.1. Dân số và địa bàn cư trú:Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người H’Mông ở Việt Nam có dân số 1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố.
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc H’mông thường cư trú ở độ cao từ 800 đến 1500m so với mực nước biển,gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt-Trung và Việt-Lào, từ Lạng Sơn đến Nghệ An.
Người H’Mông cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (231.464 người,), Điện Biên (170.648 người), Sơn La (157.253 người), Lào Cai (146.147 người), Lai Châu (83.324 người), Yên Bái (81.921 người), Cao Bằng (51.373 người), Nghệ An (28.992 người), Đắk Lắk (22.760 người), Đắk Nông (21.952 người), Bắc Kạn (17.470 người), Tuyên Quang (16.974 người), Thanh Hóa (14.799 người).
I.4.2. Nhóm địa phương ( ngành )Căn cứ vào đặc điểm về dân tộc học và ngôn ngữ học, các màu áo người ta chia dân tộc h mông ra các ngành:H’mông Đỏ hoặc h mông Đâu (H mông Trắng)H‘mông Đu (h mông Đen)H’mông Si (h mông Đỏ)H’mông Dua (h mông Xanh)H’mông Lềnh (h mông Hoa)H’mông Súa (h mông Lai)Ná Mẻo (h mông Nước)
II. VĂN HÓA:
II.1. Nhà ở:Với môi trường sống trên các triền núi cao, khí hậu lạnh, khắc nghiệt…thì ngôi nhà trình tường bằng đất, lợp ngói hay tranh của người HMông có ưu điểm mát mẻ về mùa hè, giữ ấm về mùa đông, chống thú dữ…Nhà người HMông thường thống nhất 3 gian 2 cửa, một cửa chính, một cửa phụ và phải có hai cửa sổ trở lên. Trong 3 gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Hai gian trái đặt cối xay ngô, giã gạo…


Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
9 giờ trước
5 lượt xem
2 đáp án
9 giờ trước