lập dàn bài thuyết minh về áo dài

2 câu trả lời

1.MB: Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam là quốc phục vủa đất nước.

2.TB: 

a, Lịch sử của chiếc áo dài:

- Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời chúa NGUYỄN PHÚC KHOÁT (1739-1765). Do sự di cư của hàng vạn người minh hương. Chúa NGUYỄN PHÚC KHOÁT đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt.

- Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lí do khác nhau. Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài Giao Lãnh. Áo giống như áo Tứ Thân nhưng khi mặc hai tà áo không buộc lại.

- Do việc đồng án nên chiếc áo Giao Lãnh được thu gọn thành áo Tứ Thân với hai tà trước được cột lại gọn gàng mặc cùng váy để tiện cho việc lao động đó là chiếc áo Tứ Thân dành cho người phụ nữ lao động. Còn áo Tứ Thân dành cho phụ nữ quý tộc là chiếc áo the. Áo the thân màu nâu non, màu mỡ gà, màu cánh sen. Khi mặc không cài cổ để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm đào màu đỏ thắm, thắt lưng màu hồng đào. Mặc với váy màu đen đầu đội nón quai thao rất duyên dáng.

- Khi Pháp xâm lược nước ta chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi. Chiếc áo Tứ Thân được thay đổi thành áo dài do một họa sĩ tên Cát Tường sáng tạo gọi là áo dài lemur. Năm 1934 họa sĩ Lê Phổ bỏ bớt những nét cứng cải của áo đưa các yếu tố dân tộc từ áo Tứ Thân thành kiến áo dài cổ kinh, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới phù hợp với văn hóa Á Đông nên rất được ưa chuộng.

b, Cấu tạo

*các bộ phận

- Cổ áo cổ điển cao khoảng 4-5 cm, quét hình chữ V ở cổ làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc áo cổ cao ba ngẩn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngày nay, kiểu áo cổ dài được biến tấu đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, .............

- Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai, xuống đến phần eo. Từ eo thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.

- Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau, bắt buộc dài qua gối.

- Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.

- Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấn gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài được may bằng vải mềm rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Xu thế hiện nay chiếc áo dài có màu đi tông với màu của áo.

* Chất liệu, màu sắc của chiếc áo dài:

- Nên chọn vải mềm, có độ rũ cao. Chất liệu vải đa dạng: nhung, voan, the, ........... . Màu sắc rất phong phú. Chọn màu sắc tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc.

c, Công dụng.

Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống. Mà nó đã trở thành trang phục công sở của các nghành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên .......... ngoài ra có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố ..... . Kín đáo, duyên dáng không kén phần thời trang thanh lịch.

d, Cách bảo quản

- Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới nắng để tránh bạc màu ........... bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo. Chiếc áo dài may đẹp là đường chỉ phải sắc xảo. Tôn vẻ dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam.

3.KB

Hiện nay coa nhiều mẫu thời trang ra đời và hiện đại nhưng vẫn khồn có mẫu trang phục nào thay thế được áo dài dịu dàng, duyên dáng nhưng rất hợp mốt hợp thời.

Bạn tham khảo nhé