lập bảng so sánh hình ảnh ông đồ thời đắc ý và hình ảnh thời thất thế
2 câu trả lời
* Hình ảnh ông Đồ thời đắc ý
- Thời gian : "hoa đào nở" → Báo hiệu Tết đến xuân về
- Không gian : Bên hè phố, đông người qua lại
- "Bày mục tàu, giấy đỏ...."→Viết câu đối - Phong tục ngày tết ở nước ta ngày xưa kia.
- "Bao nhiêu" : gợi tả hình ảnh người đến thuê viết rất đông
- "Tấm tắc" : biểu đạt sự thán phục, trân trọng tài nghệ của ông
- "Phượng múa rồng bay" : Làm nổi bật vẻ đẹp trong từng nét chữ của ông.
⇒ Ông Đồ có mặt vào giữa mùa đẹp nhất,vui nhất, hạnh phúc nhất của con người, trong khung cảnh rất đẹp tấp nập,đông vui khi tết đến xuân về.Sự tồn tại của ông Đồ trong xã hội bấy giờ là không thể thiếu,góp phần làm nên nét đẹp văn hóa truyền thông dân tộc.
* Hình ảnh ông Đồ thời tàn
- "Người thuê viết nay đâu?" : Câu hỏi tu từ → Thể hiện nỗi buồn tủi xót xa
- "Giấy đỏ buồn..../Nghiên sầu..." : Nhân hóa → Cho thấy nỗi buồn, xót xa thấm đẫm vào những vật vô tri vô giác.
- "...vẫn ngồi đấy/...không ai hay" : Đối → Sầu tủi, lạc lõng, cô độc
- "Lá vàng" : Ẩn dụ → Gợi sự tàn tạ,buồn bã,rơi rụng
→ Báo hiệu một sự tàn tạ của nền Nho học
- "Mưa bụi" → Gợi sự lạnh lẽo,ảm đạm ,thê lương
→ Tả cảnh ngụ tình
→ Nhấn mạng nỗi buồn,sự cô đơn của ông Đồ.
⇒ Ông Đồ như đã bị lãng quên giữa dòng người tấp nấp.Ông không còn là điểm tâm chú ý cho mỗi dịp Tết. Thể hiện sự tiếc nuối xót xa của tác giả.