“Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Hoàng Thổ, là cánh thảo nguyên Ka-ra mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một cái thảm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến chân trời phía tây.” (Ngữ văn 8 - tập 1) Câu 3: Hình ảnh làng Ku-ku-rêu hiện lên như thế nào ? Câu 4: Nêu nội dung của đoạn trích trên. (LÀM HAY VÀ HẾT THÌ MÌNH VOTE CHO 5 SAO VÀ CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT CÙNG MỘT LỜI CẢM ƠN)

2 câu trả lời

1. Hình ảnh hai cây phong

  • Hai cây phong nằm ở trên đồi như ngon hải đăng trên núi
  • Ai đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên ⇒ Là dấu hiệu để nhận ra làng

⇒ Phép so sánh chỉ giá trị tín nhiệm của hai cây phong. Khẳng định giá trị không thể thiếu đối với những người đi xa, thể hiện niềm tự hào về hai cây phong

  • Hai cây phong ấy cũng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng: tiếng rì rào nhiều cung bậc khác nhau
  • Hai cây phong gắn bó với sự sống, với con người: nơi giúp bọn trẻ thấy một “ thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”, nhìn ra vẻ đẹp mới và khơi gợi khát vọng khám phá miền đất lạ.
  • Hai cây phong là nhân chứng cho hành động và tình cảm của thầy Đuy-sen.
  • Cảnh trèo lên hai cây phong cho ta thấy đây là nơi hội tụ niềm vui, mở rộng chân trời hiểu biết, nơi khắc ghi những biến cố của làng

⇒ Bằng cách kể, miêu tả, nhân hóa so sánh cho thấy sức sống mãnh liệt của hai cây phong, biểu tượng cho con người thảo nguyên

2. Hình ảnh con người

  • Nhân vật “tôi” có tình cảm đặc biệt, yêu mến hai cây phong
  • Có một nỗi nhớ mãnh liệt với hai cây phong
  • Có trí tưởng tượng rất phong phú, tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên và làng quê

⇒ Con người đã khắc họa lên một bức tranh thiên nhiên đậm chất hội họa được khám phá từ điểm nhìn trên hai cây phong- là những kỉ niệm tuổi thơ cho tình yêu yêu quê hương của những đứa trẻ

  • Hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuyn-sen đã vun trồng ước mơ hi vọng cho những người học trò nghèo: Thầy đã trồng 2 cây phong với hi vọng các thế hệ trẻ được học hành, có khát vọng lớn và trở thành người hữu ích




Câu 3:

Hình ảnh làng Ku-ku-rêu hiện lên:

+nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống

+phía dưới làng là thung lũng Hoàng Thổ, là cánh thảo nguyên Ka-ra mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một cái thảm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến chân trời phía tây

=> ngôi làng hiện lên trong mắt người đọc thật thơ mộng, thật đẹp đẽ, vừa lãng mạn vừa hoang sơ , kì bí

Câu 4:

Nội dung chính : lời giới thiệu của nhân vật tôi về ngôi làng Ku-ku-rêu của mình