làm ơn giúp mình với T-T mk cho 5 sao Đọc bài thơ Ngắm trăng : Trong tu không rươu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài của sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ Câu 1: Bài thơ trên được rút ra từ tác phẩm nào ? nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó ? Câu 2:Qua bài thơ "Ngắm trăng" em thấy cảnh ngắm trăng của Hồ Chí Minh và của người xưa có gì giống và khác nhau ? Từ đó , em có hiểu thêm gì về vẻ đẹp tâm hồn bác ? Câu 3:Trong hai câu thơ cuối của bài thơ, tác giả đã sử dụng thành công những biện pháp tu từ gì?Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

2 câu trả lời

Câu 1:
Rút ra từ tác phẩm "Nhật kí trong tù" của Bác Hồ khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc, từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943.
Câu 2:

Người xưa thì ngắm trăng với một tâm trạng rất sảng khoái.

Bác Hồ thì ngắm trăng ở trong từ với một tâm trạng ung dung hướng đến tự do.

Em hiểu thêm những vẻ đẹp của Bác : chứa đụng nổi niềm lo cho nước, lo cho cách mạng.
Câu 3:
Bptt: nhân hóa: "Trăng nhòm” va điệp từ “ ngắm”
- Giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ trên: Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu... Nghệ thuật điệp từ: Từ “ ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời

1. Xuất xứ:Vào tháng 8 – 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó đã bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. ... Văn bản Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

2.Người xưa thì ngắm trăng với một tâm trạng rất sảng khoái

Bác Hồ thì ngắm trăng ở trong từ với một tâm trạng ung dung hướng đến tự do

Em hiểu thêm những vẻ đẹp của Bác : chứa đụng nổi niềm lo cho nước, lo cho cách mạng 

3.Biện pháp tu từ: nhân hóa

( Nhân hóa ở chỗ: "Trăng nhòm")

⇒ Tạo một cảm giác gần gũi, sinh động khiến người và trăng như có phút giao thao cùng nhau. Khi đó, hai bên song cửa như thấu hiểu lẫn nhau, đọc vị được nhau, trở thành tri âm, tri kỉ trong những ngày người ở trong ngục tù

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước
5 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước