làm giúp em với ,60 điểm nha Cấu 1 Kinh tuyến là gì ?Vĩ tuyến là gì ?Kinh tuyến gốc ,vĩ tuyến gốc có đặc điểm ntn? câu 2 trình bày sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất?vì sao có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất câu 3 sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời sinh ra các mùa ntn? câu 4 cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp? lớp vỏ có vai trò gì với đời sống và sinh hoạt của con người ?

2 câu trả lời

Câu 1:

- Kinh tuyến là đường cong (nửa đường tròn) nối liền cực Bắc với cực Nam

- Vĩ tuyến là các vòng tròn song song với đường xích đạo, các vĩ tuyến chính là giao tuyến của bề mặt đất và mặt phẳng vuông góc với trục Trái Đất.

- Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến có kinh độ 0 độ.

- Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến có vĩ độ 0 độ hay còn gọi là xích đạo.

Câu 2:

* Đặc điểm vận động trái đất quay xung quanh mặt trời:

- Chuyển động từ Tây sang Đông

- Thời gian chuyển độn là 365 ngày 6 giờ

- Chuển động theo một quỹ đạo có hình elip.

- Trong khi chuyển động, trục Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi.

* Có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất vì:

- Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.

- Mặt khác, Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

Câu 3:

Không biết làm nha bạn.

Câu 4:

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

- Đặc điểm của từng lớp:

+ Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc.  Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

+ Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C

+ Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.

- Lớp vỏ có vai trò với đời sống và sinh hoạt của con người:

Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: nước, không khí, sinh vật… và cũng là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

Câu 1:

-Kinh tuyến là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu.

-Vĩ tuyến là những đường tròn trên bề mặt địa cầu vuông góc với kinh tuyến.

- Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến có kinh độ 0 độ. Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến có vĩ độ 0 độ hay còn gọi là xích đạo.

Câu 2:

Sự vận động tự quay quanh trục:

– Hướng tự quay trái đất từ Tây sang Đông
-Thời gian tự quay1 vòng quanh trục là 24 giờ.
– Chia bề mặt trái đất thành 24 khu vực giờ
-Mỗi khu vực có 1giờ riêng đó là giờ khu vực
– Giờ gốc (GMT) khu vực có kinh tuyến gốc đi qua chính giữa làm khu vực giờ gốc và đánh số 0 (còn gọi giờ quốc tế )
-Phía đông có giờ sớm hơn phía tây
-Kinh tuyến 180 là đường đổi ngày quốc tế.

Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất

a. Hiện tượng ngày đêm
– Do trái đất hình dạng cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa: Nửa được chiếu sáng là ban ngày nửa nằm trong bóng tối là ban đêm.
– Nhờ có sự vận động tự quay của trái từ tây sang đông mà khắp mọi nơi trái đất đều lần lượt có ngày đêm.
b. Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng.
+ Bán cầu Bắc: lệch bên phải.
+ Bán cầu Nam: lệch bên trái.