làm gì khi bị cả thế giới ruồng bỏ theo hướng xấu . ANH EM VIẾT BÀI NHỚ ĐỪNG CÓ VIẾT VỀ HÀNH ĐỌNG TỐT NHÉ.
1 câu trả lời
Nếu từng là nạn nhân của lạm dụng hoặc thờ ơ bị bỏ mặc thời thơ ấu, bạn có lẽ sẽ hiểu cảm giác tủi hổ là thế nào. Đó cũng có thể là những cảm xúc rối loạn đeo bám suốt đời mà bạn không nhận ra đó chính là nỗi tủi nhục. Bạn xấu hổ và tự trách mình là nguyên nhân dẫn tới tới việc bị lạm dụng (Kiểu như bố tôi sẽ không đánh tôi nếu tôi đã để tâm đến ông ấy), hoặc bởi vì bạn cảm thấy nhục nhã khi bị lạm dụng (Tôi giống như một kẻ yếu đuối, nhút nhát không bảo vệ được bản thân mình). Trong khi những người bị lạm dụng tình dục có xu hướng phải chịu đựng sự xấu hổ và nhục nhã nhiều hơn cả, thì những người bị lạm dụng thể xác, bằng lời nói hoặc hành hạ tinh thần cũng tự đổ lỗi cho chính họ. Đối với những người bị lạm dụng tình dục trẻ em, cho dù có nghe thấy những câu đại loại như :”Đó không phải là lỗi của bạn” bao nhiêu lần đi chăng nữa, thì khả năng rất cao là bạn vẫn tự trách mình theo cách nào đó vì đã phục tùng, vì đã không tiết lộ với người khác và để việc lạm dụng tái diễn, vì đã lôi kéo những kẻ lạm dụng do hành vi hay cách ăn mặc của bạn, hoặc bởi vì một số khoái cảm thể xác khiến bạn cảm thấy vô cùng tội lỗi.
Trong trường hợp bị lạm dụng thể chất, lời nói và cảm xúc, bạn có thể tự trách mình vì đã không nghe lời và là lý do khiến cha mẹ hoặc những khác tức giận khiến họ mắng chửi hoặc đánh đập bạn. Trẻ con có xu hướng tự đổ lỗi cho mình trước sự thờ ở, bỏ bê và lạm dụng của người lớn, thực chất là chúng tự nhủ với bản thân kiểu như: “Vì mình không ngoan nên mẹ mới đối xử với mình như vậy” hay “mình bị bỏ rơi vì mình không xứng đáng được yêu thương”. Khi trưởng thành bạn tiếp tục đưa ra giải thích cho mình theo lối suy nghĩ như vậy và chịu đựng việc bị đối xử tồi tệ bởi vì bạn tin rằng đó là do bạn tự gây ra. Thậm chí, khi những điều tốt đẹp đến với bạn, bạn thực sự có thể khó chịu bởi vì cảm thấy không xứng đáng.
Các nạn nhân trước đây của lạm dụng trẻ em thường có những thay đổi điển hình do những trải nghiệm trong quá khứ, không chỉ vì họ bị chấn thương nặng nề, mà vì cảm thấy mất đi sự hồn nhiên và nhân phẩm cũng như mang một gánh nặng xấu hổ và tủi nhục. Quá khứ bị bạo hành tinh thần, thể chất và lạm dụng tình dục trẻ em có thể chôn vùi nạn nhân với nỗi lo sợ và nhục nhã đến nỗi nó có thể được nghĩ đến đầu tiên khi định nghĩa về một con người và ngăn chặn mọi tiềm năng phát triển của người đó. Bị bạo hành có thể khiến một nạn nhân phải dằn vặt, ám ảnh và luôn ghi nhớ suốt đời về thời điểm anh ta bị lạm dụng trong quá khứ.
Nếu bạn báo cáo việc lạm dụng cho ai đó, bạn có thể tự đổ lỗi cho chính mình về những hậu quả xảy ra từ sự phản đối và phản kháng của bản thân - bố mẹ ly hôn, kẻ lạm dụng bạn sẽ phải ngồi tù, gia đình bạn sẽ ra tòa.
Sự tủi hổ cũng đến từ việc bạn cảm thấy hành vi của mình là hậu quả của lạm dụng. Những nạn nhân trước đây bị lạm dụng thời thơ ấu có xu hướng cảm thấy rất hổ thẹn với những việc họ đã làm khi còn nhỏ do ảnh hưởng của việc bị lạm dụng. Ví dụ, bởi không thể phẫn nộ và tức giận đối với những kẻ lạm dụng, họ có thể sẽ trút bỏ mọi tổn thương và giận dữ đối lên những người nhỏ hơn hoặc yếu hơn mình, chẳng hạn như anh chị em. Họ cũng có thể trở thành những kẻ chuyên bắt nạt ở trường, hiếu chiến với nguời có quyền, hoặc bắt đầu ăn cắp, dùng ma túy, hoặc thực hiện những hành vi chống phá xã hội. Đối với trường hợp lạm dụng tình dục, những nạn nhân trước đây có thể sẽ tìm cách tiếp tay hay trừng phạt khiến những đứa trẻ khác rơi vào vòng luẩn quẩn của việc bị lạm dụng.
Bạn cũng có thể cảm thấy xấu hổ vì những việc bạn đã làm khi trưởng thành gây tổn thương chính mình và những người khác, chẳng hạn như lạm dụng rượu hoặc ma túy, quan hệ tình dục bừa bãi hay vi phạm pháp luật mà không nhận thức được rằng loạt hành vi này là kết quả của việc bị lạm dụng bạn phải chịu đựng.
Những người lớn từng bị lạm dụng thời niên thiếu thường sống day dứt với nỗi hổ thẹn bằng cách xa lánh những người cố gắng tốt với họ; phá hoại thành công của người khác; trở nên khiếm nhã và làm tổn thương về cảm xúc hay thể chất thể đối với những ai bên cạnh họ; hoặc bằng cách tiếp tục để bản thân bị đối xử tồi tệ hoặc khiến con cái của họ phải chứng kiến sự lạm dụng. Các nạn nhân từng bị lạm dụng trước đây có thể tái diễn lại chu kỳ đó bằng cách bạo hành tinh thần, thể chất hoặc lạm dụng tình dục đối với con cái của họ hoặc có thể bỏ rơi con cái vì không thể chăm sóc chúng.
Sự hổ thẹn có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống trước đây của nạn nhân, từ sự tự tin, lòng tự trọng, cách tự cảm nhận và đánh giá ngoại hình cơ thể đến khả năng liên kết với người khác, cách điều chỉnh các mối quan hệ gần gũi và trở thành một ông bố/bà mẹ tốt, khả năng tiếp thu những điều mới và tự chăm sóc bản thân. Sự hổ thẹn được quy cho là nguyên nhân của vô số vấn đề cá nhân, bao gồm: tự phê bình; tự đổ lỗi; tự bỏ bê; một số hành vi tự hủy hoại bản thân (chẳng hạn như ngược đãi cơ thể với thức ăn, rượu, ma túy, thuốc lá, tự cắt rạch hay dễ gặp tai nạn); cầu toàn (xuất phát từ nỗi sợ mắc sai lầm); niềm tin rằng bạn không xứng đáng với những điều tốt đẹp; hay tin rằng nếu người khác thực sự biết bạn, họ sẽ không thích hoặc ghê tởm bạn (thường được biết với tên gọi là “Hội chứng kẻ mạo danh”); hành vi làm hài lòng mọi người và đồng lệ thuộc; có xu hướng chỉ trích người khác); cơn thịnh nộ dữ dội (gây gỗ tay chân hoặc phẫn nộ trên đường); và các hành động chống phá xã hội (vi phạm các quy tắc hoặc luật pháp).