Làm 1 trong 2 bài sau ( Chú ý : Ghi mỗi Công thức + Không cần tóm tắt vì tus đọc tự hiểu ) `1.` Một vật có trọng lượng riêng là $26000N/m^3$, Treo vật vào lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ `150N`. Hỏi nếu treo vật ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết TLR của nước là $10000N/m^3$ `+` Yc : Trước khi đưa ra `V=P_n/(d_v-d_n)` thì viết thêm 1 CT nữa cho dễ hiểu ( Trên mạng cho suy ra luôn ấy ) `2.` Một chai thủy tinh có thể tích `1,5l` và trọng lượng `250g`. Hỏi phải đổ vào trong chai ít nhất bao nhiêu nước để nó chìm trong nước? `+` Yc : Đổi hết đơn vị ra rồi làm
2 câu trả lời
Bài `1`
`-`Vì khi treo vật vào lực kế rồi nhúng ngập trong nước thì lực kế chỉ `150N` nên:
`P - F_A = 150`
`⇔ d_v.V - d_n.V = 150`
`⇔ 26000V - 10000V = 150`
`⇔ 16000V = 150`
`⇔ V = 0,009375 (m^3)`
`=> P = d_v.V = 260=0. 0,009375 = 243,75 (N)`
$\\$
Bài `2`
`-`Đổi:
`V = 1,5l = 0,0015m^3`
`m = 250g = 0,25kg`
`-`Lực đẩy Acsimet tác dụng lên chai khi chưa đổ nước:
`F_A = d_n.V = 10000. 0,0015 = 15 (N)`
`-`Trọng lượng chai nước khi chưa đổ nước:
`P = 10.m = 2,5 (N)`
`-`Để chai nước nhấn chìm xuống nước thì trọng lượng của nước là:
`P' = F_A - P = 15 - 2,5 = 12,5 (N)`
`=>` Thể tích của nước:
`V' = (P')/d_n = (12,5)/10000 = 0,00125m^3 = 1,25l`
Bài 1:
Giải:
Gọi `V(m³)` là thể tích của vật.
Số chỉ của lực kế khi nhúng ngập vật trong nước:
`P_n=P_v-F_A`
`⇔P_n=d_v.V-d_n.V`
`⇔P_n=V(d_v-d_n)`
`⇔V=(P_n)/(d_v-d_n)`
`⇔V=150/(26000-10000)`
`⇔V=0,009375 (m³)`
Số chỉ của lực kế khi treo vật ngoài không khí:
`P_v=d_v.V=26000.0,009375=243,75 (N)`