- Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi về thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! a) đoạn trích trên có ý nghĩa j b) “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?” câu nào là câu ghép ? quan hệ ý nghĩa của câu ghép của vế câu?

2 câu trả lời

a, Đoạn trích trên có ý nghĩa: Nhấn mạnh sự thay đổi trong diễn biến tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán cậu chó Vàng: tâm trạng đau đớn đến tột cùng, luôn cảm thấy mình là có lỗi, luôn dày vò, trách phạt bản thân.

b, Câu ghép: Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này.

=> Ý nghĩa: bổ sung thêm, nhấn mạnh thêm nghĩa của câu. Giúp người đọc hiểu được rõ nét tâm trạng của Lão Hạc khi chính tay mình là người "giết" cậu chó Vàng - người bạn thân duy nhất của lão.

Em tham khảo nhé:

a. Đoạn trích nói về nỗi đau khổ của lão Hạc khi lừa bán cậu vàng, qua đó nói về tấm lòng nhân hậu của người nông dân.

b. Câu (3) là câu ghép => Quan hệ tương phản.