khi phân tích nhân vật để tránh sa vào kể thì chúng ta làm như thế nào ?

2 câu trả lời

1. Đề cao tính minh xác, ngắn gọn, hệ thống, hỏi gì trả lời nấy. Thi đại học rất khác với thi HSG. HSG có ít bài nên gv đọc đi đọc lại từng câu từng chữ còn thi dh và tốt nghiệp, gv chịu áp lực thời gian, số lượng bài phải chấm nên chấm nhanh, đọc lướt, tích ý cho điểm.

Đọc hiểu đặc biệt cần sự ngắn gọn. Thay vì viết văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học chỉ cần viết 1. phong cách khoa học. Riêng câu này nên dùng dấu – + hoặc ==> khi đánh giá ý nghĩa. Mỗi câu đọc hiểu chỉ có 0.25 điểm nên chỉ cần đúng là được.

2. Gv chấm đa phần đếm là chính, đủ sẽ có điểm. Hãy đảm bảo bài làm của bạn có đủ các “bộ phận sau”:

+ đoạn văn đọc hiểu phải đủ nhận thức (giải thích, vai trò của vấn đề) – thái độ (khen chê) – hành động (bài học)

+ nlxh phải đủ mở kết tách biệt. Có đủ giải thích, bàn luận vai trò, tích cực tiêu cực, đưa ra bài học cho bản thân.

+ nlvh phải đủ mở kết khái quát (0.5 không cần hay và quá văn chương), giới thiệu phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm (không cần năm tháng chi tiết), khái quát nội dung nghệ thuật tác phẩm cuối bài làm.

+ Nếu là nlvh 1 ý kiến phải có giải thích bàn luận đánh giá ý kiến như cách thức 1 bài nlxh (chiếm 1/4 điểm)

+ Nếu là nlvh so sánh phải nêu ra được điểm giống và khác nhau, lý giải nguyên nhân (chiếm 1/4 điểm).

3. Đủ rồi mới tính đến hay. Các yếu tố sau sẽ khiến bài làm mình hay hơn, hấp dẫn hơn:

+ Nlvh chẳng cần biết dạng gì, không phải dạng bàn luận 1 ý kiến vẫn có thể dự sẵn 1 vài ý kiến để bài làm sâu sắc hơn. Không phải dạng so sánh vẫn có thể so sánh liên hệ để nâng cao vấn đề.

+ NLXH cần có 3 – 4 dẫn chứng, biết cách phân tích dẫn chứng thì bài mới thuyết phục. Danh ngôn khiến bài bạn ý nghĩa hơn, dẫn chứng thi ca khiến bài làm giàu cảm xúc. Tránh gượng ép các nhân vật văn học đưa vào bài nlxh.

+ NLXH thì nên đi từ dẫn chứng văn học đến dẫn chứng đời sống trong lịch sử đến thực tiến thời đại. Còn nlvh cuối bài nên đưa ra 1 vài liên hệ thực tế xã hội.

4. Bài làm hay phải có sự khác biệt. Biết trước các bài làm thường lấy dẫn chứng mang tính thời sự giống nhau. Nhưng cùng nói về tấm gương chiến sĩ hy sinh vì Tổ quốc nếu lấy thơ ca sẽ hay hơn là liệt kê sự kiện, nếu nói về ô nhiễm môi trường thì dùng danh ngôn, câu nói của người nổi tiếng sẽ hay hơn là đi nhắc lại sự kiện đơn thuần.

Nên nhớ câu con người thì ưa thẳng, văn chương ưa cong. Nói về các sự kiện biển Đông hay Gạc Ma nên dùng các ý thơ để diễn đạt sẽ hay hơn.

NLVH cũng thế các bạn nhé! Ví dụ cùng chủ đề đất nước thì liên hệ với các bài cùng chủ đề, các chủ đề chiến sĩ, tình yêu cũng vậy. Hơn nữa sau khi phân tích tác phẩm có thể so sánh để thấy tư tưởng mới mẻ, bút pháp riêng biệt của tác giả so với các tác giả khác cùng thời.

5. Bài viết phải thể hiện sự trưởng thành chín chắn về suy nghĩ. Hãy xưng chúng ta để đối thoại với người chấm. NLXH phải đưa ra bài học cụ thể thiết thực tránh chung chung giáo điều. Loại bỏ câu nói quen thuộc là hs ngồi trên ghế nhà trường, thay vào đó hãy dùng câu thế hệ trẻ ngày nay. NLVH phải dùng lý luận văn học, phong cách tác giả, tư tưởng thời đại để lý giải.

Khi phân tích nhân vật để không sa vào kể thì cần

- Nắm vững cốt truyện, tóm tắt tác phẩm theo ý.

- Phân tích nhân vật tập trung vào hành động, lời nói của nhân vật. Chứ không kể lại sự việc diễn ra có sự có mặt của nhân vật.

- Chỉ bàn luận về lai lịch không nên kể về lai lịch.

- Phân tích các chi tiết liên quan đến nhân vật mà làm nổi bật lên nét tính cách đặc trưng, số phận của nhân vật

Câu hỏi trong lớp Xem thêm