Khi phân tích hai câu cuối của bài thơ "Ngắm Trăng", một bạn học sinh đã viết câu chủ đề như sau : Bài thơ không chỉ thể hiện tâm trạng bối rối , xốn xanh của người tù trước một đêm trăng đẹp như đã phân tích hai ở hai câu thơ đầu mà nó còn là một cuộc vượt ngục tinh thần ngoạn mục của nhà thơ được thể hiện ở hai câu thơ cuối.. Câu 1: Xét về cấu tạo , câu văn trên thuộc kiểu câu gì ? Câu 2:Đề tài của đoạn văn sẽ viết là gì ?

1 câu trả lời

Câu 1 : câu trên thuộc kiểu câu ghép

câu 2 :Nổi bật lên ở bài thơ là một tâm hồn thi sĩ dạt dào cảm hứng thơ trước ánh trăng đẹp. Ánh trăng là mô tip thơ trữ tình tiêu biểu của thơ ca cổ phương Đông: Phong, hoa, tuyết, nguyệt, cầm, kì, thi, tửu.

Trăng đẹp. Cảm hứng thơ bốc cao. Tiếc không có hoa, rượu cho cảm hứng thơ trọn vẹn. Câu 1-2 biểu hiện tâm trạng đó.

Hai câu sau: đôi bạn thơ tri kỉ. Cái duyên văn chương từ lâu đã gắn bó vầng trăng với nhà thơ, bất chấp ngục tù. Có chất say và chất mộng: vầng trăng có linh hồn, có nét mặt, ánh mắt.

Nhưng thực chất lại là chất thép, chất chiến sĩ. Đặt trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ (cùm, xích, muỗi, rệp, lạnh, đói….) mới thấy nội một việc có cảm hứng thơ đã là thép rồi. Thép già mới thể hiện là thơ: ung dung tự tại, thanh thoát như không.

Từ bóng tối nhà lao (hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng) tâm hồn Bác hướng ra ánh sáng. Tất nhiên có ánh trăng gọi Bác. Song nếu không có tâm hồn Bác thì ánh trăng cứ ở bên ngoài. Và nhà tù vẫn cứ tối tăm. Bác đưa ánh trăng tỏa sáng trong tù. Bài thơ đầy ánh sáng làm trong nhà tù đen tối nhất.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước
5 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước