Khi cho `19,2` gam `Mg` tác dụng với `H_2SO_4` đặc, lấy dư. Thể tích khí `H_2S` (sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc) là? `A. 4,48` lít `B. 2,24` lít `C. 3,36` lít `D. 6,72` lít Cho phương trình hóa học: `Cu_2S + HNO_3 -> Cu(NO_3)_2 + H_2SO_4 + NO + H_2O.` Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của các chất trong phương trình trên là? `A. 58` `B. 35` `C. 55` `D. 34` Nồng độ mol/lít của dung dịch `HBr` `16,2\%` `(d = 1,02` $g/ml$`)` là? `A. 2,22\%` `B. 2,04\%` `C. 4,53\%` `D. 0,204\%` Cho `23,5` gam hỗn hợp `X` gồm bột các kim loại `Mg, Zn, Fe, Cu, Ba` phản ứng vừa đủ với dung dịch `HCl` sinh ra `2,24` lít khi `H_2.` Khối lượng muối thu được sau phản ứng là? `A. 31,5` gam `B. 33,8` gam `C. 28,9` gam `D. 30,6` gam
2 câu trả lời
Đáp án `+` Giải thích các bước giải:
`-` Khi cho `19,2` gam `Mg` tác dụng với `H_2 SO_4` đặc, lấy dư. Thể tích khí `H_2 S` (sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc) là?
`=> Chọn` `A`
`n_{Mg} = (19,2)/24 = 0,8 (mol)`
Quá trình nhường `e`
$\mathop{Mg}\limits^{0}$ `->` $\mathop{Mg}\limits^{+2}$ `+2e`
Quá trình nhận `e`
$\mathop{S}\limits^{+6}$ `+8e->` $\mathop{S}\limits^{-2}$
Bảo toàn `e`
`2n_{Mg} = 8n_{H_2 S}`
`-> n_{H_2 S} = (0,8 . 2)/8 = 0,2 (mol)`
`-> V_{H_2 S} = 0,2 . 22,4 = 4,48 (l)`
`-` Cho phương trình hóa học, tổng hệ số (nguyên, tối giản) của các chất trong phương trình trên là?
`=>` Xem lại đề
$\mathop{Cu}\limits^{0}$ `->` $\mathop{Cu}\limits^{+2}$ `+2e`
$\mathop{S}\limits^{-2}$ `->` $\mathop{S}\limits^{+6}$ `+8e`
Quá trình nhường `e`
$\mathop{Cu_2 S}\limits^{}$ `->` $\mathop{2Cu}\limits^{+2}$ `+` $\mathop{S}\limits^{+6}$ `+10e` `|` x `3`
Quá trình nhận `e`
$\mathop{N}\limits^{+5}$ `+3e->` $\mathop{N}\limits^{+2}$ `|` x `10`
Phương trình cân bằng được là:
`3Cu_2 S + 22HNO_3 -> 6Cu(NO_3)_2 + 3H_2 SO_4 + 10NO + 8H_2 O`
`->` Tổng hệ số `= 3 + 22 + 6 + 3 + 10 + 8 = 52`
`-` Nồng độ mol/lít của dung dịch `HBr` `16,2%` `(d = 1,02` $g/ml)$ là?
`=> Chọn` `B` (đại lượng là `M` chứ không phải là `%` nhé)
`CM_{HBr} = (C% . d . 10)/(M) = (16,2 . 1,02 . 10)/(1 + 80) = 2,04 (M)`
`-` Cho `23,5` gam hỗn hợp `X` gồm bột các kim loại `Mg, Zn, Fe, Cu, Ba` phản ứng vừa đủ với dung dịch `HCl` sinh ra `2,24` lít khí `H_2`. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là?
`=> Chọn` `D`
Đặt CTHH chung của các kim loại trên `(-Cu)` là `\barR`
`\barR + 2HCl -> \barR Cl_2 + H_2↑`
`n_{H_2} =(2,24)/(22,4) = 0,1 (mol)`
Theo phương trình: `n_{HCl} = n_{H_2} . 2 = 0,1 . 2 = 0,2 (mol)`
`-> m_{HCl} = 0,2 . 36,5 = 7,3 (g)`
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
`m_X + m_{HCl} = m_{Muối} + m_{H_2}`
`-> m_{Muối} = 23,5 + 7,3 - 0,1 . 2 = 30,6 (g)`
Giải thích các bước giải:
1/. Chọn A: $4,48 lít$
$n_{Mg}=$ `(19,2)/(24)` $=0,8mol$
$4Mg+5H_2SO_4(đặc)→4MgSO_4+H_2S↑+4H_2O$
0,8 0,2 (mol)
Theo phương trình, ta có:
$n_{H_2S}=$ `1/4` $.n_{Mg}=$ `1/4` $.0,8=0,2mol$
$V_{H_2S(đktc)}=0,2.22,4=4,48 lít$
2/. Không chọn được đáp án
$Cu_2^{+2}S^{-1}+HN^{+5}O_3→Cu^{+2}(NO_3)_2+CuS^{+6}O_4+N^{+2}O↑+H_2O$
+ Chất khử: $Cu_2S$
+ Chất oxi hóa: $HNO_3$
$Cu_2S$ nếu xét số oxi hóa từng chất thì hơi phức tạp, nên mình xét cả hợp chất $Cu_2S$, số oxi hóa của hợp chất là
$0$
$(Cu_2S)^0+HN^{+5}O_3→Cu^{+2}(NO_3)_2+H_2S^{+6}O_4+N^{+2}O+H_2O$
+ Quá trình oxi hóa:
$3$ x | $Cu_2S^0+10e→2Cu^{+2}+S^{+6}$
+ Quá trình khử:
$10$ x | $N^{+5}→2N^{+2}+3e$
+ Cân bằng PT:
$3Cu_2S+22HNO_3→6Cu(NO_3)_2+3H_2SO_4+10NO↑+8H_2O$
Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của các chất trong phương trình trên là:
$3+22+6+3+10+8=52$
3/. Chọn B: $2,04M$ (Nồng độ mol/lít kí hiệu là $M$
Ta có công thức tính $CM$ khi biết $C$% là:
$CM=$ `(10.d.C%)/M`
$CM_{ddHBr}=$ `(10.d.C%)/(M_{HBr})` = `(10.1,02.16,2)/(81)` $=2,04M$
4/. Chọn D: $30,6g$
$n_{H_2}=$ `(2,24)/(22,4)` $=0,1mol$
Do $Cu$ đứng sau $H_2$ trong dãy hoạt động hóa học, nên không tác dụng với dung dịch $HCl$
Như vậy chỉ có $Mg,Zn,Fe,Ba$ tác dụng với $HCl$
$Mg+2HCl→MgCl_2+H_2↑$
$Zn+2HCl→ZnCl_2+H_2↑$
$Fe+2HCl→FeCl_2+H_2↑$
$Ba+2HCl→BaCl_2+H_2↑$
Bảo toàn nguyên tố $H$, ta có:
$n_{HCl}=2.n{H_2}=2.0,1=0,2mol$
$m_{HCl}=0,2.36,5=7,3g$
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
$m_{kim loại}+m_{HCl}=m_{muối}+m_{H_2}$
⇔ $23,5+7,3=m_{muối}+0,1.2$
⇒ $m_{muối}=30,6g$
Thực ra thì 30,6g này gồm muối và $Cu$ còn lại sau phản ứng. Lẽ ra là tính khối lượng chất rắn tạo thành sau phản ứng, chứ khối lượng muối thì chưa chính xác.