kể về một tấm gương người tốt việc tốt trong dịch covid 19 mà em biết help me mk cần gấp

2 câu trả lời

Tôi gặp bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tại buổi tọa đàm về “Trách nhiệm truyền thông nhìn từ dịch Covid-19” do Câu lạc bộ Cafe số (Hội Truyền thông số Việt Nam) và Báo Giao thông tổ chức. Tại buổi gặp hôm ấy, tình hình các ca nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 về cơ bản đã có những chuyển biến tích cực. Có lẽ bởi vậy nên những tâm tư vốn dĩ luôn được giấu kín của người thầy thuốc cũng vì thế được cởi mở, những câu chuyện về những ngày đầu chống “giặc Covid-19” cũng được chia sẻ đầy chân tình. 

Những ngày đầu phát hiện, tiếp nhận bệnh nhân nhiễm Covid-19, bản thân nhiều y, bác sĩ cũng có không ít băn khoăn, nhất là khi ở nước bạn Trung Quốc đã có bác sĩ nhiễm loại vi rút quái ác này. Thế nhưng, nỗi lo cũng nhanh chóng tan biến, thay vào đó là tinh thần dấn thân, sẵn sàng vào nơi nguy hiểm. Là Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp bảo bản thân anh luôn hiểu mình sẽ phải đứng ở tuyến đầu chống dịch. Anh kể, ngay sáng mùng 1 Tết, anh đã có bài viết khai xuân về virus này. Ngày mùng 2 Tết, anh đã có bài giảng đầu tiên để chia sẻ cho các tuyến dưới về một loại bệnh truyền nhiễm mới vẫn còn lạ lẫm với cả thế giới. 

Thông qua những bước ấy, các bác sĩ chuẩn bị sẵn sàng về mặt tinh thần đối diện với việc dịch bệnh có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. Cả bệnh viện hối hả chuẩn bị về hạ tầng, cơ sở vật chất, con người, thực hành đào tạo, hỗ trợ tuyến dưới, chuẩn bị cho các kịch bản quá tải bệnh nhân, chuẩn bị sẵn chỗ ăn ở cho người cách ly, cho nhân viên y tế. Với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm với người bệnh, với cộng đồng, trách nhiệm của người mang sứ mệnh bảo vệ sức khỏe nhân dân nên dịch “đổ bộ” trong những ngày đầu năm mới, từ mùng 6 Tết, khi có ca mắc Covid-19 đầu tiên nhập viện, anh quyết định cùng các đồng đội, cách ly. 

Được biết khi ấy, tại Khoa Cấp cứu gần như không có Tết khi các y, bác sĩ căng mình đón bệnh nhân nghi nhiễm dịch bệnh Covid-19 cần cách ly và điều trị. Khi mới xuất hiện số ít các ca nghi ngờ cần sàng lọc thì được tiếp đón tại khoa Cấp cứu, khi số ca tăng dần, toàn bộ diện tích các Khoa Ký sinh trùng, rồi Khoa Nội được tăng cường dành tiếp nhận bệnh nhân nghi ngờ nhiễm. Còn toàn bộ Khoa Cấp cứu tại cơ sở 2 trở thành khu điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Mục tiêu cao nhất khi ấy không chỉ riêng của anh mà cả với các đồng đội là cùng chiến đấu vì sức khỏe người bệnh. “Bản thân tôi ở lại bệnh viện từ mùng 6 Tết. Đến ngày hôm qua mới về nhà. Tôi không về nhà không phải vì cách ly nhưng tôi vẫn ở lại 24/24 vì lý do vì tôi phải đảm bảo những người tham gia thủ thuật nguy hiểm là tối thiểu. Những người thực hiện thao tác đó phải được trang bị phòng hộ tốt nhất, kỹ năng tốt nhất. Và 2 người đó là trưởng khoa và phó khoa” – bác sĩ Nguyễn Trung Cấp bộc bạch.

Theo lời bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, trong cuộc chống dịch này, điều trị chỉ là một việc rất nhỏ. Quan trọng nhất của chống dịch là đừng để dịch vào Việt Nam. Nếu vào thì đừng để lan quá rộng. Và bản thân anh cùng các đồng nghiệp của mình chỉ gánh vác việc thứ 3 là… chẳng may có ai mắc thì cố gắng giúp họ hồi phục. 

Say sưa nói về công tác phòng chống Covid-19, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp nhận định: “Trong cuộc chống dịch này, điều trị chỉ là một việc rất nhỏ. Quan trọng nhất của chống dịch là đừng để dịch vào Việt Nam. Nếu vào thì đừng để lan quá rộng. Chúng tôi chỉ gánh vác việc thứ 3 là chẳng may có ai mắc thì cố gắng giúp họ hồi phục. Chúng ta đã làm rất tốt 2 việc đầu nên chúng ta có số lượng bệnh nhân rất nhỏ. Còn nếu con số bệnh nhân lên hàng nghìn, hàng vạn thì chắc chắn sẽ không thể điều trị tốt được.

Có một vấn đề quan trọng trong truyền thông chuyên môn, thứ nhất, Covid-19 mới được phát hiện. Ngay cả chẩn đoán thì cũng chỉ hoàn thiện qua từng ngày. Cũng vì là bệnh mới nên việc điều trị phải căn cứ vào hiểu biết sẵn có để xây dựng lên phương án điều trị ban đầu. Sau đó liên tục theo dõi, nghiên cứu, đổi mới để phác đồ điều trị ngày càng hoàn thiện hơn”. ok

rong đợt vận động ủng hộ này, các cơ quan, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh đã phát huy tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, trách nhiệm xã hội, cùng tham gia phòng, chống dịch, ủng hộ các lực lượng chức năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kịp thời chia sẻ, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, những người lao động phải tạm ngừng việc, những người trong vùng dịch. Tính đến ngày 22/5/2020, MTTQ các cấp tỉnh Vĩnh Phúc đã vận động được 22,575 tỷ đồng, trong đó tiếp nhận tiền mặt là 11,829 tỷ đồng, hàng hóa, vật tư quy ra tiền là 10,746 tỷ đồng. Có thể nói, đợt vận động “Toàn dân chung tay phòng, chống dịch Covid-19” trên địa bàn tỉnh đã có sức lan tỏa, đi vào chiều sâu, đến từng mỗi ngõ, phố và hộ gia đình.

Bên cạnh sự ủng hộ của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp là những tấm gương của các cá nhân những người cao tuổi, những người tàn tật, người nghèo và các em học sinh đã dành số tiền trợ cấp, số tiền tiết kiệm để ủng hộ công tác phòng, chống dịch của địa phương, điển hình như: Cụ ông Khổng Duy Canh, 104 tuổi ở thôn Đông, xã Lũng Hòa (Vĩnh Tường) đã dành số tiền tiết kiệm để ủng hộ công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19. Cụ cho biết “Tôi không có nhiều tiền nhưng khi người dân khắp nơi trên đất nước đang cùng nhau phòng chống dịch Covid-19, tôi xin ủng hộ 3 triệu đồng tiền tiết kiệm từ nhận chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng để góp sức nhỏ bé của mình, cổ vũ toàn dân đoàn kết cùng nhau chiến thắng dịch bệnh”. Bên cạnh việc ủng hộ từ tiền tiết kiệm của cá nhân, cụ Canh cũng đã vận động 04 cá nhân là con cháu cụ tham gia ủng hộ.

Cụ  Nguyễn Văn Mộc, 98 tuổi, đảng viên 70 năm tuổi Đảng thường trú tại thôn Phù Lập xã Tam Phúc huyện Vĩnh Tường ủng hộ 3 triệu đồng từ truy lĩnh chế độ “Huân chương chiến sỹ vẻ vang” vào quỹ phòng chống dịch Covid-19 của địa phương.

Tại phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, các cụ Hoàng Văn Phát (88 tuổi) cùng cụ bà là Dương Thị Hường (86 tuổi) ủng hộ 20 triệu đồng, cụ Hoàng Ban (85 tuổi) cùng cụ bà Hoàng Thị Kim Dung (75 tuổi) ủng hộ 20 triệu đồng, ông Hoàng Văn Bình (60 tuổi) ủng hộ 10 triệu đồng. Đây là số tiền các cụ tích cóp, dành dụm được trong nhiều năm qua, khi Tổ quốc cần, các cụ đã tự nguyện tham gia ủng hộ

Cụ bà Phan Thị Chi, 94 tuổi, thôn 8, xã Kim Long (Tam Dương) đã dành  số tiền tích lũy của mình và các con cháu đóng góp ủng hộ 2 tấn gạo cho công tác phòng, chống Covid -19 trên địa bàn. Hay cụ bà Nguyễn Thị Na (sinh năm 1937), trú tại Tổ dân phố Thanh Giã 2, phường Khai Quang (Vĩnh Yên) là vợ liệt sĩ, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, Ủy ban MTTQ các cấp, cụ Na đã hỗ trợ 2 tạ gạo ủng hộ cho các y, bác sĩ và cán bộ, chiến sĩ tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19. Cụ ông Nguyễn Đức Cơ, TDP số 3, phường Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên ủng hộ 1,3 tấn gạo (Khoảng 16 triệu đồng) để hỗ trợ cho bệnh nhân điều trị, cách ly do dịch Covid-19 tại khu vực cách ly của Bệnh viện Đa Khoa khu vực Phúc Yên.

Trong đợt vận động ủng hộ này cũng đã có những tấm gương người khuyết tật, người nghèo tham gia ủng hộ như: Cụ Nguyễn Thế Cường, 75 tuổi ở thôn Đại Định, xã Cao Đại (Vĩnh Tường) là người khuyết tật đã ủng hộ 1 tháng trợ cấp tàn tật (894.000 đồng) để chung tay cùng địa phương phòng, chống dịch Covid-19. Cụ cho biết “Để có cuộc sống như ngày hôm nay và được như thế này là phải luôn ghi nhớ đến công ơn của Đảng và Nhà nước. Tôi thường khuyên các con mình phải biết tiết kiệm và chia sẻ chia vì ngoài kia còn nhiều người vất vả”…“Khi đất nước có giặc, toàn dân chung tay chống giặc. Khi đất nước có dịch thì toàn dân cũng phải chung tay chống dịch…”

Hay gia đình bà Trần Thị Vượng, trú tại tổ dân phố Lẻ 1, phường Hội Hợp (Thành phố Vĩnh Yên) đã ủng hộ 500 nghìn đồng cho công tác phòng chống dịch Covid-19 phường Hội Hợp. Đây là một trong những gia đình khó khăn nhất của phường, thuộc diện hộ nghèo, có 2 con tật nguyền (01 trai, 01 gái, nằm liệt giường đã nhiều năm). Năm 2018, được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành và địa phương, gia đình bà Vượng cũng đã được xây dựng ngôi nhà Đại đoàn kết gọn gàng, khang trang hơn sau nhiều năm ở trong căn nhà cũ. Bà cho biết “Cho đi là còn mãi, khi gia đình tôi khó khăn đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành, của địa phương và anh em, bà con lối xóm. Khi cả đất nước chống dịch gia đình tôi cũng chỉ có một chút tấm lòng góp chung cùng địa phương phòng chống dịch, mong cho đại dịch sớm qua..”,

Những tấm lòng bao dung, nhân hậu của các cụ già, người khuyết tật, người nghèo đã lan tỏa đến cả thế hệ măng non. Ở nhiều địa phương, các em thiếu niên, nhi đồng cũng có những hành động thiết thực đóng góp cho công tác phòng, chống dịch. Em Nguyễn Ngọc Ánh, học sinh lớp 7, Trường THCS Vĩnh Tường, ở thôn Cao Xá, xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường đã mang con lợn tiết kiệm của mình với số tiền 1.036.000 đồng tới UBND xã Cao Đại để ủng hộ địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19. Đây là số tiền do Ngọc Ánh cùng em gái tiết kiệm tiền ăn sáng, tiền tiêu vặt của mình trong hơn một năm qua. Thông qua các chương trình thời sự, hệ thống truyền thanh của thôn, xã và sau khi biết được tấm gương trong xã có bác Cường (là người cao tuổi bị khuyết tật) cũng đã tham gia ủng hộ phòng, chống dịch, em Ánh đã quyết định cùng em gái đập lợn, dùng hơn một triệu đồng tiền tiết kiệm để ủng hộ công tác phòng, chống dịch ở địa phương. Hay các em học sinh trường tiểu học Tam Quan (Tam Đảo); Đống Đa, Định Trung (Vĩnh Yên) đã ủng hộ số tiền gần 3 triệu đồng...

Những tấm lòng nhân ái tràn đầy yêu thương, sẻ chia với cộng đồng của các cụ già, em nhỏ, người nghèo, người khuyết tật đã thắp lên niềm tin, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19. Những tấm gương sáng, những tấm lòng nhân ái đó rất đáng được hoan nghênh và cần được khuyến khích, lan toả sâu rộng hơn nữa trong cộng đồng./.