Kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình”, mỗi cá nhân phải làm gì để góp phần tuyên truyền, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch của Thủ đô với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế? BÀI VIẾT CÓ SỐ LƯỢNG 1000 TỪ TRỞ LÊN

2 câu trả lời

Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, đã có truyền thống lâu đời. Thủ đô 1000 năm tuổi có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Hà Nội luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế. Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng di tích Việt Nam với 3840 di tích trên tổng số gần 40.000 di tích Việt Nam (trong đó có 1164 di tích trên tổng số gần 3500 di tích cấp quốc gia ở Việt Nam). Chính vì vậy mà Hà Nội có thế mạnh và đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh và hội thảo. Những giá trị văn hóa, nghệ thuật và các giá trị du lịch để lại cho đời sau là những thứ mà chúng ta cần tự hào và gìn giữ. Những điểm du lịch nổi tiếng gắn liền với nhiều sự tích như Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn tháp Bút,... Hà Nội từ thuở còn là Kinh thành Thăng Long cho đến nay vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nước. Vùng đất này đã sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều câu chuyện truyền thuyết, nhiều câu ca dao, tục ngữ, nhiều lễ hội dân gian và cả những vị anh hùng được ca ngợi, các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận. Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa- chính trị của cả nước, nên việc kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình”, là vô cùng cần thiết. 

Hà Nội nằm ở tả ngạn sông Đà và hai bên đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, còn phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi được mở rộng, Hà Nội nằm trong top 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới với 3.324,92 km2. Với vị trí địa lý thuận lợi này, thành phố này dễ dàng trở thành trung tâm kinh tế – chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của cả nước. Hiện tại, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện. Do có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên đến du lịch Hà Nội, bạn có thể thưởng thức đủ 4 mùa trong năm. Mỗi mùa đều có những đặc trưng riêng, cho bạn những cảm nhận khác nhau về cuộc sống, về cảnh vật và con người nơi đây. Hà Nội vào đông lạnh thì cũng lạnh lắm, vào hè nóng thì cũng nóng lắm nhưng không vì thế mà mất đi cái đẹp. Song có lẽ, đặc biệt nhất vẫn là mùa xuân, là mùa thu Hà Nội.

Hà Nội đang thu hút lượng khách du lịch khá lớn, nên để cho bạn bè quốc tế biết hơn nhiều về văn hóa của Hà Nội. Để làm được vậy chúng ta cần:

Tìm hiểu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch của Thủ đô với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Khi chúng ta hiểu rõ về nguồn gốc, những câu chuyện xoay quanh di tích, những giá trị văn hóa nghệ thuật thì ta mới có thể giới thiệu cho mọi người, đặc biệt là bạn bè quốc tế. Chẳng hạn, khu phố cổ là nét đẹp ngàn năm giữa thủ đô hoa lệ. 36 phố phường, mỗi con phố là một làng nghề thu nhỏ giữa kinh thành Thăng Long xưa, mang trong mình những câu chuyện cũ riêng. Với kiến trúc cũ của thế kỷ 18, 19 cùng những món ăn dân dã đặc trưng của thu Hà Nội như cốm nếp, hồng ngâm, sấu chín,… phố cổ Hà Nội chắc chắn sẽ khiến bạn xao xuyến mỗi khi nhớ về. Hay cây cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử Cầu Long Biên,  là cây cầu sắt đầu tiên bắc qua sông Hồng do Pháp xây dựng. Là “cây cầu bắc qua ba thế kỷ”, cầu Long Biên đã chứng kiến cả hai cuộc chiến tranh chống pháp và chống Mỹ ác liệt cảu dân tộc ta cùng bao đổi thay, phát triển của thủ đô. Nét giao hòa giữa cổ điển – hiện đại trong kiến trúc, Việt Nam – phương Tây trong văn hóa đã tạo nên sự thu hút riêng cho cây cầu.

Tuyên truyền với mọi người về văn hóa, nghệ thuật. Không những vậy mà còn phải góp phần nâng cao giá trị, lối sống thanh lịch của người Hà Nội ngàn năm văn hiến. Chúng ta vẫn còn nhó câu " Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An." Người Tràng An ở đây ám chỉ người Hà Nội. Người Hà Nội ứng xử văn minh, nho nhã. Họ thể hiện tính thanh lịch trong lời ăn tiếng nói. Tiếng nói Hà Nội trước hết là ở chỗ phát âm đúng, từ ngữ chuẩn xác, có thể làm mẫu mực cho cả nước. Người Hà Nội còn biết sử dụng tiếng nói lưu loát, nhã nhặn, lịch sự. Ấy là vì ngoài tiếng nói của địa phương mình, người Hà Nội còn biết tiếp thu có sàng lọc tiếng nói của mọi miền đất nước, giữ lại những gì tinh tú nhất. Lời nói của người Hà Nội thường ý nhị, tôn trọng người đối thoại. Họ không ưa nói cách nói cộc lốc, thô lỗ. Ngày hôm nay, Hà Nội cũng như trên cả nước đang mở rộng của đón bè bạn từ khắp các nơi trên thế giới viếng thăm, làm ăn. Hà Nội đổi mới từng ngày từng giờ, Nhiều dự án đầu tư, nhiều công trình mới xây dựng, Hà Nội cùng cả nước tiến vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng bản sắc Hà Nội từ ngàn xưa vẫn còn giữ mãi. Với sức sống dẻo dai, với lòng yêu cái đẹp đã được hun đúc từ nhiều đời, người Hà Nội hôm nay đã và đang đẩy lùi những gì không phải là của mình. Từng người, từng gia đình vẫn giữ "nếp nhà" cứ như thế người Hà Nội muôn đời thanh lịch.

 Chúng ta tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm dấy lên phong trào thi đua "Cả nước hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội". Ðây cũng là dịp để chúng ta thể hiện tình cảm và đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với các thế hệ cha ông đã có công dựng nước và giữ nước, là dịp khơi dậy lòng tự hào, tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, giới thiệu và nâng cao tầm vóc Thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung với bạn bè quốc tế. 

Vậy nên, mỗi người dân Hà Nội cần phải chung sức chung lòng để gìn giữ, và phát triển những giá trị đó và luôn luôn tự hào về tinh hóa của dân tộc. Những ngày này Thủ Đô mừng thêm tuổi mới, nhớ về lịch sử rồng thiêng hào hùng dân tộc. 

Để Kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng”, mỗi cá nhân cần:

Mỗi cá nhân phải làm gì để góp phần tuyên truyền, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch của Thủ đô với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế?

Mỗi cá nhân chúng ta cần phải làm gì để góp phần tuyên truyền, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch của Thủ đô với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế:

- Chuẩn bị, sưu tầm tranh, ảnh về Nghìn năm văn hiến.

- Chuẩn bị bài thuyết trình rõ ràng.

- Sưu tầm lịch sử Việt Nam để hiểu rõ về Nghìn năm văn hiến ,....

Người xưa có: "Câu uống nước nhớ nguồn". Em thấy đúng là phải uống nước nhớ nguồn phải biết ơn những người đã có công với nước có công với mình. Vì điều đó nhà nước đã đặc biệt xây dựng những đền thờ, miếu. Những hiện nay vẫn có quá ít người tới đó thăm và thắp hương tưởng nhớ công ơn của những vị anh hùng đã có công với nước. Vì thế em muốn mọi người đến đó đông hơn nữa để tỏ lòng biết ơn với các vị anh hùng. Người đến thăm có thể tuyên truyền cho những người chưa đến thăm và những người chưa biết. Việc đó cũng có thể tuyên truyền cho bạn bè quốc tế đến thăm và tưởng nhớ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Sau khi Abraham Lincoln được nhân dân cả nước bầu lên làm Tổng thống, ông đã xóa bỏ chế độ nô lệ, mang lại công bằng, tự do cho hàng triệu người dân ở Mỹ. Tuy nhiên, những người chống đối ông vì lợi ích cá nhân đã không cam chịu, nên họ muốn khơi dậy một cuộc nội chiến. Một số viên chức nhà nước thấy vậy rất hoang mang, họ tìm đến Tổng thống Abraham Lincoln vừa mới nhận chức, phàn nàn ông vì đã để diễn ra cuộc nội chiến này. Đáp lại những lời kêu ca trên, Tổng thống kể cho họ nghe câu chuyện sau đây: - Có một người đàn ông nọ trở về nhà trong đêm mưa bão. Ông ta phải lội qua suối nhưng vì trời tối nên chẳng thấy đường. Rồi tia chớp lóe lên trong giây lát soi rõ lối cho ông. Tuy nhiên, theo sau tia chớp là tiếng sấm rền và rồi người đàn ông chỉ biết loay hoay đứng bên bờ suối than trời trách đất tại sao lại có tiếng sấm rền mà không chịu tiếp tục lội qua bờ suối để về nhà. Kể đến đây, Abraham Lincoln nhìn những viên chức kia và hỏi: - Theo quý vị, người đàn ông ấy làm như vậy liệu có về được tới nhà không? Bấy giờ các viên chức mới hiểu Tổng thống cần giải pháp thực tế chứ không phải những lời phàn nàn. Đến đây, Lincoln nói tiếp: - Giống như con gà trống và mặt trời, dù cho gà trống cất tiếng gáy báo hiệu bình minh nhưng chỉ có mặt trời mới xóa tan màn đêm, mang ánh sáng cho muôn loài, chọn gà trống hay chọn mặt trời là tùy quý vị 1. Các viên chức đến thăm Lincoln với mục đích gì? 2. Vì sao Lincoln lại kể câu chuyện trên cho họ? 3.Thông điệp nào từ văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh chị 4. Tác hại của việc thường xuyên than thở, phàn nàn là gì? plaesssssss giúp mik với mik đg cần gấp

7 lượt xem
2 đáp án
22 giờ trước