kể tên các văn bản thuộc thể loại truyện ở lớp 8 tập 1 ( kể tên của tác giả thì càng tot )

2 câu trả lời

Tác giả - Tác phẩm: Tôi đi họcA. Nội dung tác phẩm Tôi đi học

* Tóm tắt văn bản:

Hằng năm cứ vào cuối thu, khung cảnh thiên nhiên lại làm cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Nhân vật tôi được mẹ đưa đến trường trong lòng tràn ngập cảm giác mới lạ: Hôm nay tôi đi. Cậu tự nhiên thấy muốn tự mình cầm bút thước, thấy những trò quậy phá rong ruổi với đám bạn đã xa tít tắt. Khi tới trường, quan sát những học sinh cậu thấy họ như những con chim non còn bỡ ngỡ trong những cử chỉ hành động gần như trở nên thừa thãi. Khi thầy Đốc trường Mĩ Lí điểm danh cho học sinh xếp hàng vào lớp, ai cũng hồi hộp, lo âu, không biết phải làm gì nhưng sau câu nói của thầy mọi chuyện đều ổn. Lớp học bắt đầu với dòng chữ đầu tiên thầy viết lên bảng đó là bài tập viết: Tôi đi học!

B. Tìm hiểu tác phẩm Tôi đi học

1. Tác giả

- Thanh Tịnh (1911-1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh sau đổi thành Trần Thanh Tịnh.

- Quê ở Gia Lạc, ven sông Hương , ngoại ô thành phố Huế.

- Là nhà giáo, nhà văn, nhà thơ.

- Sáng tác của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

2. Tác phẩm

a, Xuất xứ:

- Văn bản “Tôi đi học” là truyện ngắn xuất sắc của Thanh Tịnh, in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.

b, Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu → ngang trên ngọn núi: Tâm trạng của nhân vật “tôi” trên đường tới trường.

- Phần 2: Tiếp → được nghỉ cả ngày: Cảm nhận của nhân vật “tôi” lúc ở sân trường.

- Phần 3: Còn lại: Cảm nhận của nhân vật “tôi” trong lớp học lần đầu tiên.

c, Thể loại: Truyện ngắn.

d, PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

e, Giá trị nội dung:

- Truyện kể lại kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò trong ngày tựu trường đầu tiên hết sức chân thực, tinh tế qua dòng hồi ức của nhà văn.

f, Giá trị nghệ thuật:

- Bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian buổi tựu trường.

- Đan xen yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Nghệ thuật so sánh tạo hiệu quả diễn đạt cao, kết hợp các từ láy, tính từ, động từ giàu hình ảnh và sinh động.

- Ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng phù hợp với tâm trạng ngây thơ, rụt rè của những đứa trẻ trong buổi tựu trường đầu tiên

Tác giả - Tác phẩm: Trong lòng mẹA. Nội dung tác phẩm Trong lòng mẹ

* Tóm tắt văn bản:

Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” không. Sau đó, bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói về cuộc sống của mẹ Hồng. Bà ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu bắt đầu khóc. Cậu càng thấy thương mẹ hơn, càng căm ghét những hủ tục lạc hậu trước những lời bôi nhọ mẹ mình của bà cô thâm hiểm, tàn nhẫn. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy một người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình. Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ.

B. Tìm hiểu tác phẩm Trong lòng mẹ

1. Tác giả

- Nguyên Hồng (1918- 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng

- Quê quán: Nam Định

- Là nhà văn của phụ nữ, nhi đồng, của những người cùng khổ.

- Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào những cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành.

2. Tác phẩm

a, Xuất xứ:

- Văn bản “Trong lòng mẹ” trích từ chương thứ IV của tập hồi kí “Những ngày thơ ấu” gồm 9 chương.

- Đây là tập hồi kí nói về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả

b, Bố cục: 2 phần

- Phần 1: Từ đầu → người ta hỏi đến chứ: Cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng.

- Phần 2: Còn lại: Niềm hạnh phúc của bé Hồng khi gặp mẹ.

c, Thể loại: Hồi kí.

d, PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

e, Giá trị nội dung:

- Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình.

f, Giá trị nghệ thuật:

- Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm, giàu hình ảnh

- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm

- Sử dụng biện pháp so sánh, đối lập cùng các động từ mạnh

- Khắc họa thành công hình tượng nhân vật bé Hồng thông qua lời nói, hành động, tâm trạng sinh động chân thật.

Tác giả - Tác phẩm: Tức nước vỡ bờA. Nội dung tác phẩm Tức nước vỡ bờ

* Tóm tắt văn bản:

Gia đình chị Dậu là một gia đình nghèo khó sống ở thôn Đoài. Đến ngày sưu thuế thì chị phải chạy vạy khắp nơi để đóng thuế sưu cho anh Dậu. Vì thiếu sưu mà anh bị lôi ra đình đánh đập và khi được trả về chỉ còn là một thân xác rũ rượi. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn. Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh nhưng chúng không nghe mà còn đánh chị và sấn đến định trói anh Dậu mang đi. Quá phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt, quật ngã hai tên tay sai.

B. Tìm hiểu tác phẩm Tức nước vỡ bờ

1. Tác giả

- Ngô Tất Tố (1893- 1954), quê ở Lộc Hà – Bắc Ninh nay là Đông Anh – Hà Nội

- Là nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng 8 – 1945.

- Là nhà văn có tư tưởng tiến bộ, giàu tính chiến đấu, ông thường viết về cuộc sống người nông dân trong xã hội phong kiến.

2. Tác phẩm

a, Xuất xứ:

- Văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích từ chương XVIII của tiểu thuyết “Tắt đèn” .

- “Tắt đèn” là tác phẩm xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.

b, Bố cục: 2 phần

- Phần 1: Từ đầu → ăn có ngon miệng không: Chị Dậu chăm sóc chồng.

- Phần 2: Còn lại: Chị Dậu chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng.

c, Thể loại: Tiểu thuyết.

d, PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

e, Ý nghĩa nhan đề: Tức nước vỡ bờ

- Chân lí dân gian: Có áp bức, có đấu tranh

- Chân lí cuộc sống: Con đường của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh tự giải phóng, không có con đường nào khác.

f, Giá trị nội dung:

- Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại.

- Toát lên vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nông dân giàu tình yêu thương, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt.

g, Giá trị nghệ thuật:

- Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.

- Khắc họa rõ nét nhân vật qua miêu tả diễn biến tâm lí, hành động, lời nói.

- Nghệ thuật tương phản, liệt kê, tăng tiến làm nổi bật tính cách nhân vật.

- Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.

cho xin ctlhn

cho tui hay nhất + 5 sao và tym nha

Câu hỏi trong lớp Xem thêm