kể tên 4 cuộc cách mạng tư sản và mục tiêu cách mạng của nó ( từ thế kỉ XVII - XIX ) Phân tích ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII
2 câu trả lời
Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII :
- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
-Quý tộc mới, tư sản.
- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII :
- Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu tàn dư phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.
- Mở ra thời đại mới của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ :
- Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển.
- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
a)
Sau khi lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, các tầng lớp tư sản thay nhau lên nắm quyền: phái lập hiến, phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh nhưng chỉ có nền chuyên chính cộng hòa Gia-cô-banh mới có thể giải quyết được những mâu thuẫn cũng như nhu cầu cấp bách mà cách mạng Pháp đòi hỏi.
_ Phái duy nhất đáp ứng được nguyện vọng của tầng lớp nhân dân:
+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân (ruộng được chia thành lô nhỏ, trả dần trong 10 năm)
+ Giải quyết tiền lương cho công nhân.
+ Thủ tiêu đặc quyền đặc lợi của quý tộc tăng lữ và quý tộc vũ sĩ.
+ Việc ban hành luật giá tối đa đã khắc phục tình trạng nạn đầu cơ tích trữ, cải thiện từng bước đời sống nhân dân.
+ Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân, tuyên bố chế độ cộng hòa.
_ Phái duy nhất có khả năng tập hợp sức mạnh của toàn thể nhân dân Pháp:
+ Ban hành sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc”, huy động sức mạnh của nhân dân để chống thù trong giặc ngoài.
b)
- Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.
- Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.
- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.