2 câu trả lời
Trong cuộc đời mỗi người chắc hẳn ai cũng đều có người để yêu thương và quý mến nhưng đã có ai từng nghĩ: "Ai là người mình yêu nhất và ai là người để lại cho mình những kỉ niệm không thế phai mờ?". Đối với mọi người có thể người ấy là bạn thân, ông bà hay anh, chị, em nhưng riêng đối với tôi, người mà tôi luôn yêu mến và mãi sẽ yêu là Mẹ - người đã trao cho tôi cuộc sống.
Mẹ em năm nay 40 tuổi, mẹ có dáng người cao ráo, nhỏ nhắn nhưng rất hoạt bát, nhanh nhẹn. Gương mặt của mẹ tròn, ánh mắt dịu dàng và nụ cười rất phúc hậu. Mẹ em là nhân viên văn phòng cho một công ty may tư nhân trên phố huyện, mỗi ngày mẹ đều mất gần 30 phút chạy xe để đến nơi làm việc. Công việc của mẹ bắt đầu từ 7 rưỡi sáng đến 5 giờ chiều thì tan làm. Công việc của mẹ có chút vất vả nhưng mẹ luôn bố trí sắp xếp thời gian hợp lý để có thể chăm sóc tốt cho gia đình mình.
Mẹ em là một người phụ nữ khá cầu toàn, nhất là trong công việc chăm sóc gia đình, mẹ rất cẩn thận. Mỗi buổi sáng mẹ đều dạy từ rất sớm để nấu đồ ăn sáng cho cả nhà, mẹ em nấu ăn rất ngon, mẹ em chú trọng vào chế độ dinh dưỡng và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Buổi sáng nào chúng em cũng được thưởng thức những món ăn thơm ngon nóng hổi như xôi, phở…giúp chúng em và cả bố được nạp năng lượng rất nhiều cho một ngày học tập và làm việc thêm hiệu quả. Buổi tối nào cũng vậy, sắp xếp những công việc dọn dẹp xong là mẹ lại tranh thủ lên phòng trò chuyện với chúng em, hỏi han chúng em về tình hình học tập, hỏi han chúng em về những mối quan hệ với bạn bè, thầy cô… Giữa em và mẹ không hề có chút khoảng cách nào cả, mẹ luôn hướng chúng em đến sự cởi mở, chân thành, trò chuyện tâm sự như những người bạn, điều đó với em luôn là điều vô cùng tuyệt vời.
Thời gian tím sắc trôi theo từng đợt hoa lang nở rộ, bung cánh tím biếc cả một góc sân rộng. Nhà mình bây giờ khá hơn nhiều, cuộc sống đã theo kịp nhịp của một gia đình phố thị. Bữa cơm không còn theo chủ nghĩa “độc tôn một món”, nhất rau xanh như trước đây nữa!
Chúng con mỗi đứa có được một phòng riêng, cũng chẳng còn cảnh cả nhà ba người đàn ông và một người khác giới phải trải chiếu dưới nền nhà ẩm mốc lăn đùng ra ngủ sau một ngày thở dốc. Song, dù có tiện nghi đến mấy, mỗi thành viên vẫn không khỏi thấy nhớ và thương đến đắng lòng từng đám ngọn lang xanh rì bò dọc ngang trong vườn nhà.
Ba trở về, mẹ khấp khởi mừng thầm. Chiều nay, cả nhà mình lại chung mâm cơm có món rau quen thuộc và có cả kí ức đầm ấm một thời bên nhau.
Có những lần tôi bị ốm, mẹ đã chăm sóc tôi tận tình và dành cho tôi tình yêu thương nồng ấm để tôi mau khỏi bệnh. Những đêm tôi ôn thi, mẹ đã thức cùng tôi, ở bên động viên và giúp tôi học.
Với tôi, mẹ như một làn mây che cho tôi mưa nắng, mẹ là ngọn lửa thôi thúc con tim tôi để vững bước trên đường đời. Dù mai đây nếu mẹ có mất đi thì trong tôi, mẹ luôn sống và theo tôi suốt cuộc đời.
bạn ơi như vậy đc chưa bạn
bài này mik làm mik để trong word xong sao chép cho bạn nè
ban đọc xem đc ko
Trong cuộc sống, ai cũng phải trải qua những niềm vui cũng như những nỗi buồn. Tất cả những điều đó rồi sẽ thành kỉ niệm. Mỗi chúng ta đều có một kỉ niệm đáng nhớ, để lại ấn tượng sâu sắc không thể phai mờ. Tôi nhớ mãi kỉ niệm được gặp ông lần cuối cùng.
Những gì trôi qua luôn gây cho chúng ta sự tiếc nuối cùng hoài niệm. Nhưng dù có bao nhiêu tiếc nuối, bao nhiêu ân hận cũng không thể quay trở lại. Những kỉ niệm dù vui hay buồn đều trở thành mảng kí ức đẹp sống mãi trong một gốc trái tim mỗi người. Tình cảm gia đình luôn là điều thiêng liêng và đáng tran quý nhất. nhưng thật đáng tiếc khi tôi nhận ra điều đó quá muộn màng. Từ nhỏ tôi đã sống cùng ông bà ngoại ở một vùng quê nghèo. Hết cấp 1 tôi lên thị trấn học. Vào năm học lớp 8, sau 2 tháng nhập học ông ngoại đã đạp xe 30km lên thăm tôi. Ông ngoại đến không bó trước, ông đứng trước phòng trọ với quần áo lấm lem, mặt đẫm mồ hôi, đôi dép lào đã mòn. Lúc này bạn bè trong tổ đến phòng tôi chơi, cùng ăn uống ca hát và có cả những bạn nhà thị trấn. Tôi chưa bao gờ nói cho các bạn biết về cuộc sống của mình, chưa bao gờ kể rằng tôi sống với ông bà ngoại nghèo, chưa bao giờ nhắc đến những nhọc nhằn của tuổi thơ ấu. Tôi sợ bạn bè thương hại hoặc xem thường tôi. Vì thế khi thấy ông xuất hiện tôi đã vô cùng tức giận. Tôi gần như mất bình tĩnh và quát lên: Ông lên đây làm gì. Nụ cười móm mém trên miệng ông vụt tắt. Ông nhẹ nhàng bảo: Ông mang cho con ít đồ ăn rồi về liền. Bạn bè tôi lúc này nhận thấy không khí căng thẳng nên xin phép về. Tôi nói lớn với ông: Ông thấy chưa, ông đến làm bạn bè con bỏ về hết, không ai muốn chơi với con nữa, con ghét ông. Tôi ngồi ở mép giường khóc thút thít. Ông để đồ ăn lên kệ, đứng tần ngần một hồi rồi dắt xe đạp đi về. Vẻ mặt ông lúc ấy, cho đến giờ vẫn còn ám ảnh tôi. Nỗi đau ủa ông lúc ấy cho đến giò tôi mới cảm nhận được. Một tuần sau đó, vừa đi học về đã thấy bà chủ trọ đứng đợi trước cửa phòng. Bác áy bảo: Người nhà cháu gọi điện hắn cháu về, ông ngoại cháu mới mất. Tôi thật sự là không đủ vốn từ nên không diễn tả được cảm giác của mình lúc ấy. Ngỡ nàng, hụt hẫng, bàng hoàng. Khi ấy tôi vô tư đến mức chưa một lần nghĩ đến ngày ông bà mất đi, không còn cạnh tôi nữa, tôi sẽ cảm thấy thế nào. Trên đường về, ngồi xe đò tôi nghĩ lại lần cuối gặp ông, nghĩ về nụ cười tắt ngấm khi tôi quát lên, nhớ dáng đứng tần ngần, nhớ ánh nhìn da diết khi ông về. Mọi thứ khiến tim tôi đau nhói. Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể nào tha thứ cho bản thân mình được. Tôi không thể nào hiểu được vì sao lúc đó mình lại cư xử như vậy. Sự ra đi của ông đã để lại cho tôi một bài học đáng nhớ. Phải tran trọng những người thân yêu của mình vì rất có thể đó là lần cuối cùng mình gặp họ.
xin ctlhn nhé !