Kể lại 1 câu chuyện cảm động trong cuộc sống mà đã chứng kiến (bài làm có kết hợp yếu tố miêu tả)

2 câu trả lời

Câu chuyện cảm động về tình bạn:

Tuổi thơ của mỗi người chắc hẳn đều có những người bạn thật thân thiết và gắn bó với mình. Em cũng vậy, tuổi thơ của em là những ngày tháng vui chơi và đi học cùng hai bạn Huyền và Duyên. Đó là những người bạn mang lại cho em những kí ức đẹp nhất về tuổi thơ.

Dù tháng năm có trôi qua thì em vẫn sẽ mãi mãi nhớ mãi về những kí ức những ngày hè. Ba đứa em nghịch lắm, chẳng thua kém bọn con trai bất cứ trò nào, đặc biệt là nhìn Huyền hơi ngăm ngăm, dáng người chắc khỏe, phong trần như một đứa con trai. Còn Duyên thì nhẹ nhàng hơn nhưng cũng nghịch lắm, lém lỉnh và nhanh nhạy. Hôm ấy là một ngày nắng đẹp, cả xóm có một cái đám cưới mà nhạc nổi lên linh đình, ba chúng em rủ nhau đi chơi chứ chẳng thèm theo bố mẹ đi đám cưới. Ba đứa đi dọc bờ sông thì nhìn thấy cây vú sữa nhà bác Hồng quả đã rất to và chín, lại chi chít quả, ba đứa nhìn nhau và nảy ra ý định “tiêu diệt” chúng.

Chúng em canh chừng rất lâu, khoảng 9h sáng bác Hồng đã khóa hết cửa và đi ăn cỗ, lại thêm nhà bác chẳng có con chó nào, nên chúng em đắc ý vì được một buổi quá dễ dàng. Ba đứa chúng em nhanh chóng len lỏi đến bên gốc cây vú sữa một cách an toàn. Em leo trèo khá giỏi nên đó là nhiệm vụ của em, còn bạn Duyên sẽ đứng nhìn xung quanh, bạn Huyền sẽ đứng dưới gốc cây hứng trái.

Chỉ trong chốc lát, em đã hái đầy chiếc túi nilon màu đen trên tay bạn Huyền, em tìm đường leo xuống. Bỗng em bị trượt chân vì giẫm phải cành cây khô đã mục, thế rồi “Đùng” một cái, em rơi thẳng xuống sông, em chưa hề bơi bao giờ nên rất hoảng sợ và la lên, chân tay em đập không ngừng, hít no nê nước, Duyên cũng không biết bơi nên Huyền lúc đó đã nhanh chân chạy tới, nhảy “ùm” một cái xuống ao, em tóm được cánh tay bạn, nổi lên và thở, bạn dìu em vào tới bờ an toàn. Em rất biết ơn Huyền, và cũng ngưỡng mộ bạn nữa, hóa ra là con gái mà bạn đã biết bơi từ rất lâu rồi, nếu không có bạn hôm đó không biết em sẽ ra sao.

Từ đó chúng em ít quậy phá hơn, hiền thục hơn và chơi những trò chơi nhẹ nhàng hơn, nhiều lúc ngồi bên nhau chúng em lại nhớ về kỉ niệm đó, cùng ồm bụng nhau cười.

Trong cuộc sống em đã được chứng kiến rất nhiều câu chuyện cảm động. Đó là những chuyện gợi lên tình thương yêu và sự đùm bọc của con người. Nhưng có lẽ chuyện làm em cảm động nhất lại đến từ một lần em được chứng kiến tình thương yêu của mẹ con bầy chim sẻ.

Ngày xưa, lúc em còn học lớp ba, em ham chơi lắm. Trò gì của lũ trẻ ở nông thôn em cùng đều biết cả nhưng trò mà em và anh Tùng (anh trai của em) thích nhất là trò bắt những đàn chim sẻ về nuôi. Nuôi để làm gì ư? Chẳng để làm gì, chỉ nuôi cho thích. Thú thực đã không ít lần mải vui em đã bỏ đói khiến những con chim sẽ chết thật là tội nghiệp.

Hôm ấy không biết thế nào mà chỉ sau mỗi buổi trưa anh Tùng đã mang về cho em hai chú chim non vừa mọc xong lông cánh. Hai chú chim non rìa mỏ còn vàng rộm, đúng đến lúc tập chuyền trông đến là thích mắt. Em bắt hai chú chim non đem thả vào lồng nhưng chúng cứ bay loạn xạ và kêu nháo nhác. Hơn một ngày chúng chẳng chịu ăn gì, cứ vỗ cánh phành phạch và tìm đường trốn chạy trong tuyệt vọng. Hình như một chú chim đã bắt đầu mệt mỏi, nằm im ở góc lồng, mắt lim dim. Dỗ chúng ăn mãi không được, em tức quá bỏ đi chơi. Buổi tối đi chơi về muộn em cũng chẳng để ý. Ăn cơm xong em leo lên giường ngủ sớm. Sáng hôm sau tỉnh dậy em thấy ngại vô cùng. Hình như hai chú chim non đang hấp hối, nhưng biết làm sao bây giờ, chỉ còn mười lăm phút nữa là vào giờ học.

Buổi học hôm ấy thật dài. Trên đường về, em tin chắc hai chú chim non đã chết. Nhưng không ở trong lồng kia hai chú chim non đang nhảy nhót, ở trong lồng em còn thấy có con cào cào bị ăn dở dang. Chưa kịp hiểu tại sao thì em lại thấy một chú sẻ già cứ chao đi chao lại trên đầu, miệng kêu ríu rít. Em chợt nghĩ ra chắc đó là chim sẻ mẹ.

Buổi chiều em cho hai chú chim ăn nhưng chúng lại không ăn và chỉ vỗ cánh bay phành phạch. Sáng bôm sau em lại đến trường và lại thấy hai chú chim non đang chờ chết. Nhưng kỳ lạ! Buổi trưa về hai con chim sẻ lại khoẻ mạnh rất giống hôm qua và ở trên kia chim sẻ mẹ vẫn kêu rối rít như giận dỗi như van lơn. Em bắt đầu hiểu chuyện. Lũ chim non quyết định không ăn bởi nếu không được tự do, chúng thà chịu chết còn hơn. Còn chim sẻ mẹ, một mặt dỗ dành an ủi các con, mặt khác cứ ríu rít kêu cầu mong em thả bầy con của nó. Khi đã hiểu ra, em quyết định mở cánh cửa lồng. Ba mẹ con đàn chim sẻ bay tung nhưng còn lộn qua lộn lại ba vòng trước khi bay mất không bao giờ trở lại.

Từ ngày ấy không bao giờ em chơi chim sẻ nữa. Không ngờ mẹ con loài vật bé nhỏ kia đã dạy cho em rất nhiều điều. Trong đó điều quan trọng nhất là sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau và hơn nữa, khát vọng tự do luôn là khát vọng vĩnh viễn của muôn loài.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

9 lượt xem
2 đáp án
7 giờ trước