II. Phần nhạc lí: 1. Thế nào là gam thứ? Viết gam la thứ? 2. Thế nào là giọng thứ? Bài hát “Trở về su-ri-en-tô” được viết ở giọng gì? Vì sao? 3. Thế nào là giọng la thứ hòa thanh? Viết gam la thứ hòa thanh 4. Cho ví dụ một cặp giọng song song? 5. Cho ví dụ một cặp giọng cùng tên? 6. Tập viết thứ tự dấu thăng và dấu giáng ở hóa biểu? III. Phần TĐN: Đọc thuộc các bài TĐN số 1,2,3,4 IV. Phần ÂNTT: 1. Hãy kể tên các tác giả đã học trong phần ÂNTT ở HKI? 2. Bài hát “Bóng cây kơ-nia” là sáng tác của nhạc sĩ nào? 3. Hãy kể tên một số bài hát tiêu biểu của nhạc sĩ Hoàng Vân? 4. Kể tên một số nhạc cụ dân tộc đã học? Nêu tính năng và âm sắc của các loại nhạc cụ đó?

2 câu trả lời

1.Là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc, hình thành trên công thức cung và nửa cung 

2.

-Các bậc âm trong gam thứ được sử dụng để xây dựng giai điệu một bài hát ( hay một bản nhạc ) người ta gọi đó là giọng thứ kèm theo tên âm chủ

-Bài  “ Trở về Su Ri En Tô” được viết ở giọng Mi thứ

3.

- Giọng la thứ hòa thanh là một giọng thứ có âm bậc VII tăng lên nửa cung so với giọng La thứ tự nhiên . 

 -Giọng Đô trưởng , giọng Đô thứ ,...

4.Giọng Fa trưởng và Rê thứ

5. Đô trưởng – Đô thứ hoặc Đô trưởng – La thứ.

6. a,Hoá biểu có dấu thăng:-1 dấu thăng: Pha #-2 dấu thăng: Pha #, đô #-3 dấu thăng: Pha #, đô #, son 

b. Hoá biểu có dấu giáng.-1 dấu giáng: Si b.-2 dấu giáng: Si b, mi b-3 dấu giáng: Si b, mi b, la b

IV.

1.

Vũ Trọng Tường

Phạm Tuyên

Trần Hoàn

Hoàng Vân

Trương Quang Lục

Anh Hoàng

Phan Huỳnh Điểu

nguyễn Đình tấn

Nguyễn Đức Toàn

Phạm Tuyên

.....

2.Phan Huỳnh Điểu

3."Bài ca xây dựng", "Hò kéo pháo", "Người chiến sĩ ấy", "Quảng Bình quê ta ơi", "Tôi là người thợ lò",...

4.

-Sáo trúc xuất hiện nhiều trong văn thơ Việt Nam. Từ xưa đến nay đã gắn bó với đời sống tinh thần, văn hóa của người Việt. Vật liệu làm sáo trúc thường là tre hoặc trúc. Đường kính khoảng 1,5cm và chiều dài 30cm.Sáo trúc diễn đạt nhiều cung bậc cảm xúc, âm vực rộng trên hai quãng tám. Âm sắc của nó trong sáng, vui tươi gợi mở khung cảnh đồng quê yên bình của nước ta.

-Đàn bầu:Còn được gọi là Độc huyền cầm. Đây là một trong các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam được gảy bằng que hoặc miếng gảy. Có hai loại đàn bầu là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.Đàn thân tre: Loại đàn được sử dụng trong hát Xẩm. Thân đàn là một đoạn tre hoặc bương dài 120cm, đường kính 12cm. Mặt đàn được lóc đi phần cật trên đoạn tre, bương.Đàn hộp gỗ: Loại đàn được cải tiến về sau, dùng cho nghệ sĩ chuyên nghiệp. Loại đàn này có nhiều kích thước, hình dáng khác nhau.

Dây đàn bầu chạy suốt thân đàn. Xưa dây đàn được làm bằng tơ tằm se thành sợi, sau thay bằng dây sắt.

Đàn bầu được làm bằng một nửa quả bầu nậm. Bầu đàn lồng vào giữa vòi đàn nơi buộc dây đàn. Bầu đàn sẽ giúp âm lượng của đàn tăng thêm.

Âm sắc của loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam này sâu lắng, ngọt ngào, quyến rũ, dễ đi vào lòng người.

1.Là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc, hình thành trên công thức cung và nửa cung 

2.

-Các bậc âm trong gam thứ được sử dụng để xây dựng giai điệu một bài hát ( hay một bản nhạc ) người ta gọi đó là giọng thứ kèm theo tên âm chủ

-Bài  “ Trở về Su Ri En Tô” được viết ở giọng Mi thứ