I, Trắc nghiệm Câu 3: Đốt cháy 24g chất X cần 67,2 lít O2 (đktc) thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ số mol 1: 2. Khối lượng CO2 và H2O lần lượt là: ( giải thích) A. 22g và 18g B. 44g và 36g C. 66g và 54g D. 40g và 35g Câu 4. Chất X cháy trong oxi. Đốt cháy hoàn toàn chất X rồi dẫn sản phẩm thu được vào nước vôi trong dư thu được kêt tủa trắng. X có thể là: ( giải thích) A. CH4 B. CO2 C. P D. C Câu 5. Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 20 gam bột CuO nung nóng. Sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn trong ống sứ còn lại 16,8 gam. Phần trăm khối lượng CuO đã bị khử là:( giải thích) A. 60% B. 70% C. 75% D. 80% Câu 8. Để phân biệt 2 khí không màu tương tự nhau đựng trong 2 lọ riêng biệt là CO2 và H2 thì có thể dùng cách nào sau đây: A. Dẫn lần lượt 2 khí đi qua dung dịch nước vôi trong dư B. Dẫn 2 khí lần lượt qua dung dịch nước Brom C. Dẫn lần lượt 2 khí đi qua CuO đung nóng D. Dẫn 2 khí lần lượt đi qua dung dịch NaCl.

1 câu trả lời

Em tham khảo!

Đáp án:

$3)C$

$4)A/D$

$5)D$

$8)A$

Giải thích các bước giải:

 Câu 3.

Vì tỉ lệ số mol của $CO_2:H_2O$ là $1:2$ nên ta có PTHH sau:

$X+2O_2$ $\xrightarrow{t^o}$ $CO_2+2H_2O$

Có $n_{O_2}$ $=$ $\dfrac{67,2}{22,4}$ $=3$ mol

Dựa vào PTHH) $n_{CO_2}$ $=1,5$ mol và $n_{H_2O}$ $=3$ mol

Vậy $m_{CO_2}$ $=1,5.44=66g$

Vậy $m_{H_2O}$ $=3.18=54g$

Câu 4.

$X$ có khả năng cháy trong $O_2$ và tạo khí có khả năng làm đục nước vôi trong

$\rightarrow$ $X$ có thể là $CH_4$ và $C$ 

***$CH_4$:

$CH_4+2O_2$ $\xrightarrow{t^o}$ $2H_2O+CO_2$

$CO_2+Ca(OH)_2$ $\rightarrow$ $CaCO_3↓+H_2O$

***$C$:

$C+O_2(dư)$ $\xrightarrow{t^o}$ $CO_2$

$CO_2+Ca(OH)_2$ $\rightarrow$ $CaCO_3+H_2O$

Câu 5.

Ta có PTHH sau:

$CO+CuO$ $\xrightarrow{t^o}$ $CO_2+Cu↓$

Có $m_{\text{giảm}}$ $=20-16,8=3,2g$ $=$ $m_{O}$ 

Vậy $n_{O}$ $=$  $\dfrac{3,2}{16}$ $=0,2$ mol

Vậy $\text{%CuO}$ $=$ $\dfrac{0,2.80}{20}$$.100=80$$\text{%}$

Câu 8.

Tiến hành thí nghiệm:

$\text{Bước 1)}$

$\rightarrow$ Cho từng khí vào ống nghiệm rồi đậy kín lại, đánh số

$\text{Bước 2)}$

$\rightarrow$ Dẫn từng khí qua $Ca(OH)_2$ dư :

$+)$ Khí bị giữ lại: $CO_2$
$CO_2+Ca(OH)_2$ $\rightarrow$ $CaCO_3↓+H_2O$

$+)$ Khí thoát ra: $H_2$