I Tác giả - Tên thật, năm sinh mất, quê quán - Một nét đặc sắc về đề tài hoặc phong cách nghệ thuật - Một số tác phẩm tiêu biểu và giải thưởng. II Tác phẩm - Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác - Thể loại - Ngôi kể - Phương thức biểu đạt - Bố cục ( Văn bản ông đồ / SGK lớp 8 trang 7,8,9 )

2 câu trả lời

I. Tác giả

- Vũ Đình Liên (1913 - 1996)

- Quê quán: Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội

- Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới

- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng

- Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá...

II. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác 1936 khi Hán học, chữ Nho ngày càng suy tàn.

- Thể thơ : Ngũ ngôn 

- Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm

- Bố cục: 3 phần

    + Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời kì đắc ý

    + Phần 2 (hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ thời suy tàn

    + Phần 3 ( còn lại) : Tình cảm của nhà thơ

I. Tác giả

- Vũ Đình Liên (1913 – 1996)

- Quê quán: Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới.

   + Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.

- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng.

- Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc…

II. Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

- Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.

thể loại

thể thơ ngũ ngôn hiện đại

PTBĐ

biểu cảm + miêu tả + tự sự

Bố cục

3 phần: P1: đoạn 1+2: ông đồ thời hoàng kim

             P2: đoạn 3+4: ông đồ thời tàn

              P3: đoạn 5: nỗi lòng của tác giả