HỨA VOTE 5S Bài 32. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng. Bài 33. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong một bình không đậy nút? A. Khối lượng của lượng khí tăng. B. Thể tích của lượng khí tăng. C. Khối lượng riêng của lượng khí giảm D. Cả ba đại lượng trên đều không thay đổi. Bài 34. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất khi nở vì nhiệt ... chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ... chất rắn A.A. nhiều hơn- ít hơn B. nhiều hơn- nhiều hơn C. ít hơn- nhiều hơn D. ít hơn- ít hơn Bài 38: Cho hai nhiệt kế rượu và thủy ngân. Dùng nhiệt kế nào có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 80oC và 357oC. A. Cả nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu. B. Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế rượu. D. Nhiệt kế thủy ngân Bài 39: Nước ở trong trường hợp nào dưới đây có trọng lượng riêng lớn nhất? A. Thể lỏng, nhiệt độ cao hơn 4oC B. Thể lỏng, nhiệt độ bằng 4oC C. Thể rắn, nhiệt độ bằng 0oC D. Thể hơi, nhiệt độ bằng 100oC Bài 40: Quan sát các nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu thấy ở phần trên của nhiệt kế thường phình ra, chỗ phình ra đó có tác dụng A. chứa lượng thủy ngân hoặc rượu khi dâng lên. B. chứa lượng khí còn dư khi thủy ngân hoặc rượu dâng lên. C. phình ra cho cân đối nhiệt kế. D. nhìn nhiệt kế đẹp hơn. Bài 41: Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì: A. ống nhiệt kế dài ra. B. ống nhiệt kế ngắn lại. C. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn. D. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng ống nhiệt kế nở nhiều hơn. Bài 42: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. B. Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim. C. Nhiệt kế kim loại có thể đo nhiệt độ của bàn là đang nóng. D. Nhiệt kế rượu có thể dùng để đo nhiệt độ của khí quyển. Bài 43: Người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế vì A. chúng có nhiệt độ nóng chảy cao. B. nhiệt độ nóng chảy thấp. C. nhiệt độ đông đặc cao. D. tất cả các câu trên đều sai. Bài 44: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? A. Nhiệt kế thủy ngân B. Nhiệt kế rượu C. Nhiệt kế y tế D. Cả ba nhiệt kế trên Bài 45: Có nhiệt kế rượu hoặc thủy ngân, nhưng không có nhiệt kế nước vì sao? A. Rượu hay thủy ngân co dãn vì nhiệt đều. B. Nước co dãn vì nhiệt ít hơn rượu và thủy ngân. C. Nước không đo được nhiệt độ âm. D. Tất cả các phương án trên Bài 46. Nhiệt độ của người bình thường là …. A. 42oC B. 35oC C. 37oC D. 39,5oC Bài 47. Nhiệt kế y tế có tác dụng để làm gì? A. Đo nhiệt độ trong các thí nghiệm B. Đo nhiệt độ cơ thể người C. Đo nhiệt độ không khí D. Đo các nhiệt độ âm Bài 48. Nên sử dụng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của không khí quanh ta? A. Nhiệt kế thủy ngân B. Nhiệt kế ý tế C. Nhiệt kế điện tử D. Nhiệt kế rượu Bài 49. Muốn kiểm tra chính xác em bé có sốt hay không, người mẹ sẽ chọn loại nhiệt kế nào trong các loại nhiệt kế sau: A. Nhiệt kế rượu B. Nhiệt kế thủy ngân C. Nhiệt kế y tế D. Cả 3 loại nhiệt kế Bài 50: Khi đun nóng kẽm, chúng mềm ra và nóng chảy dần, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm giảm dần. B. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm lúc tăng lúc giảm. C. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm không đổi. D. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm tiếp tục tăng. Câu 51. Tại sao không được đổ nước đầy vào chai thủy tinh, nút chặt lại và cho vào ngăn đá của tủ lạnh? Giải thích? Câu 52. Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Câu 53. Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau không tách ra được. Làm thế nào để tách được hai cốc ra mà cốc không bị vỡ? Giải thích cách làm. Câu 54. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước (bình thủy), rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? Câu 55. Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào để nút và chai không bị vỡ. Giải thích cách làm. Câu 56. Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? Câu 57. Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? Câu 58. Tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh dầy thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?

2 câu trả lời

32-C

33-B

34-B

38-D

39-D

40-B

41-C

42-B

43-B

44-A

45-B

46-C

47-B

48-D

49-D

50-D

51-giải:

Nước là trường hợp đặc biệt. Khi ở 0oC hoặc thấp hơn, nước sẽ ko co lại mà nở ra. Do đó, khi đổ đầy nước vào chai , bỏ vào ngăn đá (ngăn đá có nhiệt độ 0oC) thì khi nước nở ra, bị chai và nắp ngăn cản, sinh ra lực có thể làm bật nắp chai hay thậm chí làm nổ chai.

52-giải:

Khi đun sôi, nước ở nhiệt độ 100oC sẽ hóa hơi, hơi tác dụng lực lên nắp ấm làm bật nắp lên và nước trào ra ngoài

53-giải:

Ta dùng nước đá đổ vào cốc trong, ngâm cốc ngoài vào nước nóng. Làm như vậy thì cốc trong co lại, cốc ngoài giãn ra và chúng tách nhau ra.

54-giải:

Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.

Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.

55-giải:

Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt ta có thể mở nút bằng cách cách hơ nóng cổ lọ. Vì khi hơ nóng, cổ lọ nở ra, làm lỏng nút, khi đó ta mở được.

56-giải:

Để tránh khi có nhiệt độ cao, nước ngọt nở vì nhiệt sẽ làm bật nút chai

57-giải:

Khi nhúng vô nước nóng, thì không khí trong quả bóng nở ra lấp đầy khoảng trống

58-giải:

khi rót nước vào cốc dầy thì bên trong nở vì nhiệt nhiều hơn bên ngoài, đối nhau gây nên dễ bị vỡ cốc, còn khi rót nước vào cốc mỏng thì sự nở ra đồng đều bên trong và ngoài thành cốc.

-Trả lời muộn sorry, xin 5* và ctrl hay nhất, chúc bạn học tốt ^^!

 

Câu 32 :  C. Khí, lỏng, rắn.

→ Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít đúng là: Khí, lỏng, rắn.

Câu 33 : C. Khối lượng riêng của lượng khí giảm

Câu 34 : B. nhiều hơn- nhiều hơn

→ Chất khi nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

Câu 38 : D. Nhiệt kế thủy ngân

→ - Nước sôi ở $100^{0}$C.

  - Vì rượu sôi ở $80^{0}$ C < $100^{0}$ C

→ không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của nước đang sôi. 

Câu 39 : B. Thể lỏng, nhiệt độ bằng $4^{0}$C

→ Vì nếu cùng một khối lượng nước thì ở thể lỏng, nhiệt độ bằng $4^{0}$C có thể tích nhỏ nhất nên trọng lượng riêng lớn nhất.

Câu 40 : B. chứa lượng khí còn dư khi thủy ngân hoặc rượu dâng lên.

→ Phần trên của nhiệt kế thường phình ra, chỗ phình ra đó có tác dụng chứa lượng khí còn dư khi thủy ngân dâng lên.

Câu 41 :  C. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn

Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn.

Câu 42 : B. Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim.

Câu 43 : A. Nhiệt kế thủy ngân

Câu 44 : D. Tất cả các phương án trên

→ Rượu hay thủy ngân có tính co dãn vì nhiệt đều, nước không có tính chất này và nước thì không đo được nhiệt độ âm.

Câu 46 : C .$37^{0}$ C 

Câu 47 : B. Đo nhiệt độ cơ thể người

Câu 48 : D. Nhiệt kế rượu

→Vì Nhiệt kế rượu được dùng để đo nhiệt độ khí quyển

Câu 49 : C. Nhiệt kế y tế

→ Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể của con người.

Câu 50 : C. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm không đổi.

→ Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất không đổi

Câu 51 : Khi đá đông ở nhiệt độ 0oC thì thể tích đã tăng , vì vậy đá sẽ phình ra và làm hư hỏng chai.

Câu 52 :  Vì khi nước sôi, nước trong ấm sẽ nở ra và tràn ra ngoài gây nguy hiểm.

Câu 53 :  Ta dùng nước đá đổ vào cốc trong, ngâm cốc ngoài vào nước nóng. Làm như vậy thì cốc trong co lại, cốc ngoài giãn ra và chúng tách  ra.

Câu 54 :

- Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào. Nếu đậy nút  thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút .

- Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút 

Câu 55 :   Hơ nóng cổ lọ . Vì khi hơ nóng, cổ lọ nở ra, làm lỏng nút, khi đó ta mở được.

Câu 56 : vì để tránh trường hợp nhiệt độ nơi sản xuất thấp hơn nơi bảo quản nước ngọt làm thể tích nước ngọt trong chai nở ra có thể làm bung nắp chai.

Câu 57 :  Khi nhúng vào nước nóng vỏ quả bóng bàn và không khí trong quả bóng sẽ nở ra. Nhưng do không khí nở vì nhiệt nhiều hơn vỏ quả bóng bàn, nên nó sẽ làm vỏ quả bóng phồng nên như cũ

Câu 58 :

- Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở.

→  lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở  nên cốc không bị vỡ.


Câu hỏi trong lớp Xem thêm