Học xong 2 bài thơ Nhớ rừng và Ông đồ đã khơi gợi lên trong con những tình cảm, cảm xúc gì?

1 câu trả lời

Sau khi đọc xong hai bài thơ NHỚ RỪNG và ÔNG ĐỒ của Thế Lữ và ÔNG ĐỒ của Vũ Đình Liên ta nhận thấy trong hai bài thơ này những nét vẽ hết sức mượt mà nhưng lại đặt được cả một cục diện, một vấn đề lớn. Trước hết là bài NHỚ RỪNG, tác giả cho ta thấy hình ảnh con hổ dũng mãnh đang bị giam cầm trong vườn bách thú. Nó đúc sự căm hờn của nó thành khối để rồi giương mắt bé chế giễu, khinh bỉ lũ người ngạo mạn, khinh cả cặp báo, bầy gấu khi bị bắt nhưng vẫn vô tư. Từ đó những hình ảnh về quá khứ, nỗi tiếc nuối cứ dâng trào trong hổ. Biện pháp nhân hóa đã khiến chú hổ gần gũi với thế giới loài người, thể hiện cảm xúc chính đáng. Tưởng chừng như đó chỉ là sự căm phẫn của chú hổ nhưng khi ta tập trung hơn thì ta lại thấy hình bóng của những người chiến sĩ cách mạng yêu nước đang căm phẫn trước bọn phản nước và cướp nước. Cuối cùng là bài ông đồ. Tác giả đã xây dựng hai hình ảnh đối lập nhau. Ban đầu là ông đồ vẫn đc kính trọng, khen ngợi nhưng về sau nỗi buồn kéo đến, ông bị lãng quên giữa dòng đời do chính những người năm xưa mua của ông giờ đã ko thấy đâu. Văn hóa Tây Âu đã lấn chiếm , chữ Hán cứ thế mà tàn lụi cũng với đó là lớp người cx đang tàn tạ theo thời gian. Qua hai bài thơ ta thấy tình yêu của những chiến sĩ cách mạng yêu nc luôn hướng đến đất nc của mk và vận động mọi người giữ gìn và phát huy nền văn hóa câu đối, không để nó bị lạc hậu và bị trôi đi giữa dòng thời gian. CHÚC BẠN HỌC TỐT
Câu hỏi trong lớp Xem thêm