2 câu trả lời
Bắt đầu từ thế hệ 3 của máy tính, vào giữa thập kỷ 60, ý tưởng về “máy tính thông minh” đã nảy nở và ngành trí tuệ nhân tạo đã hình thành. Tại Viện công nghệ MIT, nơi đang có dự án về trí tuệ nhân tạo, đã ra đời ngôn ngữ lập trình LISP, mọt ngôn ngữ chuyên xử lý danh sách, nghĩa là có tính phi số, phục vụ cho việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, đã ra đời ngôn ngữ lập trình LISP, một ngôn ngữ chuyên xử lý danh sách, nghĩa là có tính phi số, phục vụ cho việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.
(chúc bn học tốt'.')
Xuất xứ của LOGO
Vào giữa thập kỉ 60 của thế kỉ XX, ý tưởng về "máy tính thông minh" đã nảy nở và nghành trí tuệ nhận tạo đã hình thành. Tại Viện công nghệ MIT, nơi đang có dự án về trí tuệ nhân tạo , đã ra đời ngôn ngữ lập trình LISP, một ngôn ngữ phục vụ cho việc nghiên cứu nhân tạo. Cũng tại đó, nhà tin học sư phạm S.Papert đã cùng nhà tâm lí học nổi tiếng J.Piaget hợp tác nghiên cứu một ngôn ngữ phù hợp với trẻ thơ, đó là ngôn ngữ LOGO. Theo cách chiết tự thì LOGO bao hàm hai nhân tố đặc trưng: Logos (ý niệm trí tuệ) và LISP (truyền thống kế thừa). Chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng kiến tạo của J.Piaget, S.Papert đã thiết kế Logo như môi trường tin học có "các - thực - thể - để - cùng - tư - duy" nhằm giúp các em phát triển trí tuệ trong quá trình giao tiếp với Logo. Trong môi trường ấy, các em có thể "chơi mà học và học như chơi", phù hợp với sự phát triển tự nhiên của tâm sinh lí trẻ em. Với môi trường Logo thì học sinh sẽ điều khiển máy, ra lệnh cho Rùa vẽ, tô màu, viết và tính toán. Logo đã đi vào phục vụ đại trà các em học sinh, từ tuổi mẫu giáo trở đi, tại nhiều nước có nền công nghiệp tin học phát triển. Để các em có thể giao tiếp máy như với người thân, Logo được dịch ra tiếng mẹ đẻ của những nước đó. Từ năm 1996, Logo theo các nhà tin học sư phạm Pháp đến Việt Nam và cũng được Việt hóa.