Hãy viết 1 bài văn kể về giây phút đầu tiên gặp lại người thân sau khoản thời gian xa cách! Các bạn làm nhanh giúp mình ạ, vì mai mình phải nộp bài rồi! Mong các bạn đừng sao chép bài trên mạng giùm mình!

2 câu trả lời

Dàn ý: 1. Mở bài: giới thiệu sự việc em gặp lại mẹ sau 3 năm mẹ đi xuất khẩu lao động. 2. Thân bài: _Hoàn cảnh và cảm xúc của em ngày mẹ đi. _Việc mẹ trở về _Phút giây em gặp lại mẹ: cảm xúc+ hành động. 3. Kết bài: cảm nghĩ về phút giây gặp lại mẹ Bài làmGia đình là tổ ấm tinh thần nuôi dưỡng mỗi người khôn lớn và ai cũng sẽ luôn trân trọng tình cảm gia đình. Với em, gia đình không chỉ là nơi ấm áp của tình thương mà còn là nơi gửi gắm những thầm kín riêng tư đáng lưu giữ. Và nhớ về gia đình, lòng em lại bùi ngùi xúc động về hơi ấm gia đình. Đã lâu lắm rồi gia đình em không được cùng nhau trò chuyện mỗi tối hay bên nhau để nói câu chuyện về một ngày dài với bao xúc cảm. Nhưng thật may mắn, mẹ đã về. Sau gần ba năm đi xuất khẩu lao động, mẹ đã trở về bên em. phút mẹ rời nhà để đến một đất nước mới. Hoàn cảnh kinh tế gia đình đã đặt lên đôi vai mẹ một trách nhiệm thật lớn. Chưa bao giờ em nghĩ mình sẽ phải xa mẹ. Em phủ nhận tất cả những gì mẹ an ủi, mẹ trò chuyện với em lúc đó và chỉ biết lủi thủi một góc khóc cho thỏa lòng. Em sợ hãi vô cùng khi nghĩ về những ngày không có mẹ. Một đứa nhỏ lần đầu xa mẹ, lần đầu phải tự dặn lòng phải lớn lên để đỡ đần bố làm việc vất vả và chăm sóc em. Khi đó, em không biết mình đang sợ hãi hay đang bế tắc trong màn đêm của tâm trạng và giằng xé. Ngày mẹ đi em không dám bước ra chào mẹ mà chỉ nhốt mình trong phòng. Nhìn đứa em thơngây, nhìn người bố nhọc nhằn nấu cơm, em càng thêm bế tắc. Lúc đó, không hiểu sao em tự cho mình cái quyền xấu xa là ghét mẹ. Những cuộc điện thoại của mẹ, chỉ có bố và em gái cùng nghe. Sự ích kỉ và nhỏ nhen khiến bao yêu thương và quan tâm nhạt dần trong em. Em đã nghĩ sao bản thân có thể xấu xa đến thế dù biết mẹ cũng chẳng muốn xa chúng em, mẹ phải tần tảo đi lao động nơi xứ người vì gia đình. Thì ra mùi của chia ly là như vậy. Đau thương có thể khiến con người chỉ biết đến mình và phớt lờ tất cả mọi người xung quanh thậm chí là người thân ruột thịt. Đằng đẵng ba năm trôi qua. Nhữngcuộc điện thoại cứ kết nối tình cảm và em đã dường như chấp nhận dần sự vắng bóng của mẹ trong ngôi nhà và quen dần với sự hiện diện của mẹ qua màn hình điện thoại. Mẹ đã trở về! Tin đó đến với em đầy bất ngờ và cũng làm em lăn tăn mãi. Em tự hỏi mình có vui không? Tự hỏi phải làm sao nhìn mẹ? Tất cả trở thành mớ bòng bong trong cảm xúc của em tối hôm trước ngày mẹ về. Tối hôm ấy, mẹ về. Bố đi đón mẹ. Thay vì ra chào mẹ, cất tiếng gọi sau ba năm thì em chỉ dám lủi thủi quanh phòng. Em xấu hổ, em ngại ngùng và bị sượng- điều ngỡ tưởng chẳng thể xảy ra. Nhìn cô em gái ríu rít gọi mẹ ơi mà em thèm khát. Lấp ló sau cánh cửa phòng, em không dám bước ra. Và rồi em lại khóc- khóc cho tất cả những bất lực và bế tắc. Lau nước mắt và ngồi vào bàn học, em tiếp tục bài vở thay vì chạy ra thật nhanh như em gái và ôm lấy mẹ. Sự trẻ con của ba năm trước hay bây giờ, chỉ là em ngỡ tưởng mình đã khôn lớn và trưởng thành. Bố hỏi han và bảo mẹ đi nghỉ ngơi. Có lẽ mẹ biết em đã giận dỗi nên chẳng nói gì cả mà chỉ lẳng lặng để món quà là đồ ăn vặt lên giường em. Với lòng sĩ diện, em đã không động vào túi đồ mà trả nguyên về phòng khách. Dù chẳng học được chữ nào vì trong đầu toàn những thắc mắc về mẹ. Mẹ có gầy đi không? Mẹ khác xưa không? Em ích kỉ như thế. Chỉ đến lúc lâu sau sau khi cảm thấy đủ bình tĩnh em mới dám đến gần mẹ và chào mẹ. Nhìn gương mặt mẹ mệt mỏi em thấy có lỗi vô cùng. Mẹ thì chỉ nhẹ nhàng ôm em vào lòng và khóc. Cả mẹ và em đều khóc. Nước mắt ấy là nước mắt của hạnh phúc, của tủi hờn và cả của yêu thương. Cái ôm mẹ vẫn ấm áp và dù đôi vai mẹ gầy đi những vẫn là bờ vai vững chắc nâng đỡ chân em. Em nghẹn ngàonói tiếng yêu mẹ. Chỉ một lời nói nhưng đã bị bao ích kỉ, bị những sĩ diện dở hơi ăn mòn và phút giây được nói ra, lòng em nhẹ nhõm đến lạ. Mỗi phút giây trôi qua đều sẽ mang theo những kỉ niệm của ta dù vui hay buồn. Phút giây gặp lại mẹ sau ba năm chia xa với em là niềm hạnh phúc của sự xúc động. Và em càng thêm hiểu, thêm yêu mẹ- người đã cho em tất cả những gì đẹp nhất trong cuộc đời này!

Một buổi sáng mùa thu, những tia nắng buổi ban mai khẽ lùa qua kẽ lá lung linh rồi cả những cơn gió hiu hiu thổi khiến mái tóc dài của tôi tung lên nhè nhẹ. Ánh mắt tôi như có giọt sương đọng trên mi trước khung cảnh mênh mông của cánh đồng lúa quê ngoại mà đã không biết tự bao giờ tôi chưa có cảm giác này. Một nơi thanh bình, nơi gắn liền với tuổi thơ của tôi. Mắt tôi rung rung như vỡ òa khi trở về nơi thân thuộc, nhìn xa xa tôi đã thấy mái nhà tranh ẩn sau những lũy tre kia, mái nhà tôi đã được nghe bà kể truyện, được bà à ơi những câu ru buổi trưa hè. Tôi chạy tới, bước vào cổng một gương mặt thương nhớ hơn hai năm nay tôi chỉ gặp trong những giấc mơ hiện ra khiến tôi vô cùng xúc động. Tôi vứt cái túi xách, chạy ào đến ôm cái thân hình gầy gò sương gió của ngoại và kêu lên: Ngoại ơi! Tôi hỏi ngoại trong lời nghẹn ngào, ngoại có khỏe không, ngoại dạo này gầy quá, ngoại có nhớ con không..? và đôi dòng nước mắt trào ra. Ngoại đặt tay lên má tôi, nói nhỏ nhẹ: Cháu gái ngoại lớn quá rồi, ngoại rất nhớ, rất nhớ con bé hay nghịch của ngoại…

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

7 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước