2 câu trả lời
* Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, động lực của nhận thức, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của quá trình nhận thức:
+ Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động, phát triển của nhận thức.
+ Hoạt động thực tiễn làm cho các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện, năng lực tư duy lôgic không ngừng được củng cố và phát triển.
* Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức:
+ Thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức.
+ Nó bổ sung điều chỉnh, sữa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.
=> Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, phải coi trọng công tác thực tiễn.
Ví dụ: khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt (thị giác) sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi (khướu giác) cho ta biết muối không có mùi; lưỡi (vị giác) cho ta biết muối có vị mặn.
- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức vì:
+Mọi nhận thức của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.
+Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác quan của con người, làm cho khả năng nhận thức của con người về sự vật, hiện tượng ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn.
Ví Dụ:
+Mỗi lần nung nóng thanh sắt, thanh sắt chuyển màu vàng rực, từ đó con người kết luận thanh sắt bị sẽ chuyển màu khi bị nung nóng
+Mỗi lần tôi ném một vật gì đó lên không trung, thì vật đó đều rơi xuống mặt đất sau một khoảng thời gian nhất định, từ đó tôi kết luận mọi vật đều rơi xuống đất nếu được thả ra từ trên cao.
+Mỗi lần tôi không ôn bài thì lần đó tôi sẽ bị điểm kém vào hôm đấy, từ đó tôi kết luận nếu không ôn bài không học bài sẽ bị điểm kém.
Gửi bạn!!!