Hãy trình bày và phân tích các giai đoạn phát triển của pháp luật về phòng chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay cần gấp please vote 5* trả lời hay nhất
2 câu trả lời
Tham nhũng không phải là hiện tượng mới xuất hiện. Nó ra đời và gắn liền với sự tồn tại, phát triển của nhà nước. Tham nhũng thực ra là một căn bệnh cố hữu của nhà nước. Mỗi khi đội ngũ cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất, quyền lực nhà nước bị tha hóa thì những kẻ tham nhũng trở thành thế lực thao túng đời sống xã hội. Cho đến nay, trên toàn thế giới, chưa phát hiện được quốc gia nào không có tham nhũng. Nghĩa là, nó đang hiện diện ở mọi quốc gia không phân biệt sắc tộc, văn hóa và chế độ xã hội. Tuy nhiên, tính chất, mức độ, loại hình tham nhũng ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực là rất khác nhau và phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và chế độ chính trị.
Tham nhũng dù tiếp cận dưới góc độ nào thì vẫn là hành vi bất hợp pháp của người có trọng trách trong bộ máy công quyền nhằm trục lợi cá nhân. Rõ ràng, chủ thể tham nhũng phải là người có chức, có quyền, có vị thế trong hệ thống quyền lực công; mục đích tham nhũng là nhằm mang lại lợi ích cho bản thân; hành vi tham nhũng là lợi dụng vị thế, quyền lực của mình để nhận hối lộ, đưa hối lộ, tham ô, chiếm đoạt hay sử dụng trái phép tài sản chung, gây ảnh hưởng, tạo áp lực, nhũng nhiễu, cửa quyền, bao che, cản trở, can thiệp...
- Hiến pháp luôn có vai trò rất quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước, của nhà nước và pháp luật.
- Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý tổng kết một giai đoạn lịch sử nhất định và mở ra một giai đoạn phát triển mới của quốc gia, của dân tộc.
- Trong hệ thống pháp luật của quốc gia, Hiến pháp là luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất.
- Cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 nhân dân Việt Nam đã đứng lên làm cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại xóa bỏ chế độ thực dân - phong kiến, lập nên chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân non trẻ vừa ra đời đã phải tổ chức cho nhân dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là: Bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. Nhận rõ tầm quan trọng của Hiến pháp, ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời vào ngày 3/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị sớm tổ chức tuyển cử và xây dựng Hiến pháp nhằm trước hết ban bố quyền dân chủ của nhân dân và hợp thức hóa chính 2 quyền do nhân dân lập nên sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Người nói: “Trước ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tháng Tám năm 1945 nhân dân Việt Nam đã đứng lên làm cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại xóa bỏ chế độ thực dân - phong kiến, lập nên chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân non trẻ vừa ra đời đã phải tổ chức cho nhân dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Giai đoạn từ cuối năm 1954 đến trước khi ban hành Hiến pháp năm 1959:
- Thứ nhất, ban hành các văn bản về bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội động nhân dân như Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1960 và Pháp lệnh về thể lệ Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp năm 1961
- Thứ hai, ban hành các luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước như Luật Tổ chức Quốc hội năm 1960, Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ năm 1960, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1960, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1960, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp năm 1962;
- Thứ ba, ban hành các luật về nghĩa vụ quân sự như Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1960 Luật sửa đổi và bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự (năm 1962 )và Luật sửa đổi và bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự (năm 1965).
- Thứ tư, ban hành các pháp lệnh về trừng trị một số tội như Pháp lệnh Trừng trị các tội phản cách mạng ngày 20/10/1967, Pháp lệnh Trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970.
Giai đoạn từ năm 1976 đến trước thời điểm ban hành Hiến pháp năm 1980:
Tháng 7/1976 nước ta thực hiện sự thống nhất về mặt Nhà nước. Từ năm 1976 đến trước khi Hiến pháp năm 1980 được thông qua Nhà nước ta đã ban hành trên 800 văn bản pháp luật, trong đó có một luật, 3 pháp lệnh. 532 văn bản của Chính phủ, 241 văn bản của các Bộ và các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ. Ngày 18/12/1980 Hiến pháp mới đã được Quốc hội thông qua. Năm 1986, tại Đại hội lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam chính thức tuyên bố việc đề ra và thực hiện đường lối đổi mới ở Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới cần sửa đổi Hiến pháp năm 1980. Trong bối cảnh đó Hiến pháp năm 1992 đã ra đời. Cũng như các hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 1992 quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường theo đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, hệ thống pháp luật Việt Nam có sự phát triển rất nhanh chóng cả về mặt số lượng và chất lượng. Hệ thống pháp luật Việt Nam hầu như đã bao quát được toàn bộ các quan hệ xã hội, các hành vi xã hội cần sự điều chỉnh của pháp luật từ tổ chức quyền lực nhà nước, các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đến quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, thương mại, sở hữu trí tuệ, tài chính, ngân hàng, đất đai, môi trường và các quan hệ liên quan đến việc giải quyết các vấn đề xã hội. Có thể thấy, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng phát triển cân đối hơn, hài hoà hơn và đồng bộ hơn.