2 câu trả lời
Chủ nghĩa Marx–Lenin hay chủ nghĩa Marx–Engels–Lenin là thuật ngữ chính trị để chỉ học thuyết do Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập và được Vladimir Ilyich Lenin phát triển kế thừa, được coi là ý thức hệ chính thức của Liên Xô từ giữa thập niên 1920. Thuật ngữ chính trị này được Iosif Vissarionovich Stalin định nghĩa là "học thuyết do Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập và được Vladimir Ilyich Lenin phát triển trong mối quan hệ đấu tranh giai cấp giữa thời đại Chủ nghĩa đế quốc và các cuộc cách mạng của giai cấp vô sản".[1]
Theo quan điểm của các đảng cộng sản, Chủ nghĩa Marx–Lenin là thế giới quan, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân. Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức định nghĩa chủ nghĩa Marx–Engels–Lenin: "Được gây dựng nên bởi Marx và Engels và tiếp tục được phát triển bởi Lenin, đó không chỉ là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, mà nó còn liên tục được làm phong phú bởi phong trào cộng sản quốc tế, trên cơ sở kinh nghiệm xây dựng và thực tiễn của các cuộc đấu tranh giải phóng cách mạng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa."[2]
Quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin có thể chia thành hai giai đoạn lớn: Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác, do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện; giai đoạn bảo vệ và phái triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin, do V.I.Lênin thực hiện.