Hãy tìm hiểu các thuật ngữ hay nhắc tới như SOCIAL , MEDIA

2 câu trả lời

1. Đôi nét về Social Media trong thời đại ngày nay

Nhắc đến Social Media là nhắc đến Facebook, Instagram, Twitter, Tender, Snapchat,... Vậy social media có phải là chỉ mạng xã hội?

Thực tế, social media rộng hơn rất nhiều so với ý nghĩa chỉ nó là những trang mạng xã hội. Bởi những trang này chỉ là một mục con trong một mục rất nhiều các nội dung khác như social network,... của social media. 

Social là xã hội, media có nghĩa là truyền thông. Bạn có thể hiểu social media nghĩa là một xã hội thu nhỏ được tạo dựng trên nền tảng Internet là các trang mạng xã hội, trang nội dung cho phép người dùng có thể chia sẻ, tương tác với nhau  trực tuyến ở trên đó. Đúng theo bản chất của một xã hội thực tế.

Và tất nhiên, những trang social media này sẽ do chính các social media executive hay còn gọi là chuyên viên quản lý mạng xã hội trực tiếp quản lý. Họ sẽ chịu trách nhiệm các hoạt động đăng tải, chia sẻ hay cập nhật những thông tin của doanh nghiệp trên các tài khoản social của công ty, doanh nghiệp mình nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động truyền thông. 

Có một thực tế cho thấy hoạt động Social hiện nay trở nên rất đa dạng và phổ biến. Bởi vì hoạt động này đem lại những hiệu quả truyền thông rất tích cực, giúp cho hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả hơn rất nhiều và làm thương hiệu được phổ cập rộng rãi hơn.

Vì thế, các social media Executive cũng là một sự lựa chọn nghề nghiệp rất hấp dẫn và có nhiều tiềm năng hiện nay. Vậy, công việc của các chuyên viên quản lý mạng xã hội sẽ bao gồm những gì?

2. Mô tả chi tiết công việc social media hiện nay thế nào?

Đang là lĩnh vực và ngành nghề có nhiều cơ hội phát triển cũng như sự thu hút mạnh mẽ với giới trẻ. Social Media có thể được coi là địa hạt hoạt động khá sôi nổi trong những năm gần đây. Vậy các bạn đã hiểu rõ công việc của một Social media Executive chưa? Dưới đây sẽ là mô tả công việc social media một cách chi tiết và đầy đủ nhất gửi tới các bạn độc giả.

mo-ta-cong-viec-social-media.doc

2.1. Tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm, dịch vụ của công ty

Với bất kỳ vị trí công việc nào trong lĩnh vực truyền thông nói chung hay Social media nói riêng thì việc quan trọng chính là phải hiểu rõ được bản chất cũng như đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ của công ty mình. Chỉ khi thấu hiểu và nắm rõ các thông tin ấy thì việc xây dựng các kế hoạch truyền thông thúc đẩy hoạt động kinh doanh, bán hàng mới trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.

Do vậy, trước khi bắt tay vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông, pr sản phẩm thì việc tìm hiểu thông tin là điều được ưu tiên hàng đầu.

2.2. Tiến hành công việc nghiên cứu thị trường, khách hàng

Với các social media executive thì việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu xu hướng, nhu cầu của khách hàng là điều rất cần thiết. Bởi họ cần đưa ra những cái thị trường cần và thị trường muốn, như vậy thì số lượng khách hàng tiếp cận được sản phẩm, dịch vụ sẽ nhiều hơn và đạt được hiệu quả tốt hơn. 

Trong quá trình đó, các social media executive cũng cần xác định được khách hàng mục tiêu hay chính là những khách hàng chính mà mình cần đánh vào. Thêm vào đó chính là xác định và xây dựng kênh tiếp cận những khách hàng mục tiêu để có thể thúc đẩy tối ưu quá trình phát triển và kinh doanh sản phẩm đó. 

2.3. Xây dựng kế hoạch và chiến lược quảng bá hợp lý

Thông qua các công việc trên các social media executive sẽ bắt tay vào việc lên kế hoạch và chiến lược để thực hiện quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên social media mà mình quản lý. 

Công việc này sẽ bao gồm cả quá trình kết hợp với bộ phận marketing  xây dựng nội dung, content sẽ được đăng tải trên các trang mạng xã hội hay các trang thông tin nội dung khác nhau trong social media của công ty. Ví dụ như trên Fanpage Facebook, Youtube, Instagram,...

2.4. Trực tiếp phối hợp với các bộ phận khác

Nhằm thúc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nên việc kết hợp với các bộ phận khác là điều cần thiết. Ví dụ, có thể kết hợp với bộ phận digital marketing để tạo ra các sản phẩm truyền thông nhằm đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh sản phẩm cũng như tăng độ phủ sóng của sản phẩm với khách hàng nhiều hơn.

2.5. Trực tiếp quản lý các trang mạng xã hội, tương tác với người dùng

Các social media executive sẽ có nhiệm vụ quản lý các trang mạng xã hội của công ty mình và thực hiện các tương tác với người dùng thông qua việc like, trả lời comment hay trả lời tin nhắn mà người dùng để lại. Việc tương tác này sẽ giúp cho sản phẩm tiếp cận được với khách hàng nhiều hơn cũng như giúp cho quá trình thấu hiểu của khách hàng về sản phẩm diễn ra nhanh hơn, theo chiều hướng tích cực hơn. 

Không chỉ vậy, việc chăm sóc khách hàng qua những công việc này cũng là điều rất cần thiết. Chăm sóc, tư vấn thường xuyên sẽ giúp cho việc tiếp nhận thông tin về sản phẩm, dịch vụ được thực hiện một cách chủ động hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, họ cũng sẽ là người quản lý các hoạt động của các KOL được mời để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình trên các trang mạng xã hội. Thông qua đó nắm bắt được tình hình của hoạt động quảng bá cũng như số lượng khách hàng tiếp cận được với thông tin về sản phẩm, dịch vụ.

2.6. Thực hiện công tác, kiểm tra, đánh giá, báo cáo hiệu quả hoạt động

Sau một thời gian hoạt động quảng cáo trên Social media thì các Executive có nhiệm vụ là đánh giá lại hiệu quả tác động của các hoạt động ấy trong thời gian thực hiện nhất định. Điều này nhằm giúp cho họ xem xét được những hiệu quả tích cực cũng như những hạn chế còn tồn đọng và cần phải được khắc phục.

Thông qua việc nhìn nhận lại những hoạt động truyền thông trên social media thì sẽ rút ra được những bài học, kinh nghiệm nhất định để có thể phát triển hơn với các kế hoạch, chiến dịch sau đó.

Việc báo cáo về các hoạt động được thực hiện cũng như sự tác động của chúng với cấp trên là nhiệm vụ không thể thiếu. Qua các bản báo cáo thì các nhà quản lý, ban lãnh đạo có thể nắm bắt được tình hình về công tác truyền thông hiện tại và qua đó có thể thấy được những kết quả kinh doanh ban đầu của sản phẩm, dịch vụ.

2.7. Tìm hiểu, cập nhật các kiến thức và xu hướng mới về social media

Hoạt động trong lĩnh vực social media vì vậy việc thường xuyên cập nhật và tìm hiểu các xu hướng mới là điều rất cần thiết. Bởi lĩnh vực này có những sự biến đổi và thay đổi từng ngày. Do vậy, việc nắm bắt xu hướng để có thể áp dụng trong công tác truyền thông là điều kiện cần thiết, bởi hoạt động truyền thông luôn đòi hỏi cần phải hợp theo xu hướng. Nếu không thì các sản phẩm truyền thông đó rất dễ bị coi là lỗi thời và không đem lại được hiệu quả công việc.

Đây là tất cả những công việc của các executive làm việc trong lĩnh vực social media hiện nay. Các công việc này chủ yếu xoay quanh các trang mạng xã hội là chính và sự tương tác hoạt động qua lại giữa công ty, doanh nghiệp và người dùng. 

3. Yêu cầu của công việc social media với ứng viên hiện nay ra sao?

Để có thể hoạt động được trong lĩnh vực social media cũng như trở thành một Executive thì các ứng viên cũng cần phải thỏa mãn một số yêu cầu về kiến thức và kỹ năng nhất định. 

- Về trình độ học vấn:

Yêu cầu ứng viên cần tốt nghiệp bằng cử nhân đại học với chuyên ngành như Marketing, truyền thông, Pr, báo chí,...
Việc này chứng tỏ ứng viên đã có được kiến thức nền tảng và có sự hiểu biết nhất định về cách thức hoạt động cũng như một vài phương pháp trong lĩnh vực social media.

- Về kinh nghiệm:

Bạn cần có kinh nghiệm làm việc có thể là một trong các vị trí công việc như digital marketing, social media hay copywriting,... Các công việc này bạn có thể làm thực tập để có kinh nghiệm cho mình.

Còn nếu chưa có kinh nghiệm thì trước khi quyết định apply vào vị trí chính thức thì hãy lựa chọn cho mình vị trí intern sẽ tốt hơn.

- Về kỹ năng:

Các ứng viên cần trang bị cho mình cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để có thể hoạt động với social media.

Đối với kỹ năng cứng thì các ứng viên cần có có sự hiểu biết cũng như nắm được một vài thông tin về các công cụ marketing, các nền tảng kỹ thuật số như Google Analytics hay socialbakers,...

Với kỹ năng mềm thì ứng viên cần có sự sáng tạo, khả năng giao tiếp tốt, sự năng động, nhiệt tình trong công việc. Bên cạnh đó là kỹ năng quản lý thời gian và phân chia, sắp xếp công việc. 

nhìn chung, các yêu cầu của công việc social media cũng không quá khó khăn. Điều mà bạn cần nhất chính là sự đam mê, sáng tạo và ham học hỏi để phát triển kỹ năng cũng như khả năng của bản thân trong công việc.

4. Những quyền lợi và đãi ngộ mà các Social media Executive nhận được?

Trở thành một chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực Social media, các ứng viên sẽ có cơ hội được làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo và có nhiều cơ hội phát triển bản thân. Bởi môi trường truyền thông luôn là môi trường mở, vì thế bạn có thể tiếp nhận cũng như nắm bắt được các xu thế mới và phổ biến hiện nay. Hơn hết, đây cũng là môi trường có nhiều cơ hội thăng tiến sau này trong lĩnh vực truyền thông.

Ngoài ra, các chuyên viên social media khi đã ký hợp đồng chính thức sẽ được hưởng những đãi ngộ như thưởng vào các ngày lễ lớn, hưởng lương tháng 13, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,... Đối với một vài công ty, doanh nghiệp thì sẽ tổ chức các chuyến du lịch dành cho nhân viên từ 1 - 2 lần trong năm,...

Đặc biệt, một social media executive có thể có mức thu nhập trung bình là 9 triệu đồng. mức lương thấp nhất bạn có thể nhận với vị trí này sẽ rơi vào tầm 7 triệu đồng. Còn nếu bạn là người có kinh nghiệm và khả năng làm việc tốt thì bạn có thể nhận mức lương từ 12 triệu đồng trở lên. Đây là mức thu nhập khá hấp dẫn và có khả năng thu hút giới trẻ hiện nay.

Có thể nói, hoạt động trong lĩnh vực Social Media là một sự trải nghiệm công việc khá mới mẻ và có nhiều tiềm năng phát triển. Do vậy, công việc Social media Executive sẽ là một sự lựa chọn nghề nghiệp đáng để thử sức và ứng tuyển.

Mong rằng bài viết này đã đem đến những thông tin bổ ích dành cho các bạn độc giả về công việc của các chuyên viên trong lĩnh vực Social Media. hay nói một cách cụ thể là đã mô tả công việc social media một cách chi tiết gửi tới các bạn. Nếu các bạn có đam mê và ý định ứng tuyển vị trí này thì Timviec365.vn là một gợi ý hoàn hảo dành cho bạn.

Đây là một trang cung cấp thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về các công việc cũng như tin tuyển dụng dành cho các ứng viên. Thêm vào đó chính là việc cung cấp hàng ngàn mẫu CV hấp dẫn để giúp cho các ứng viên có thể dễ dàng tạo lập được bản CV cho riêng mình và việc ứng tuyển online cũng trở nên thuận tiện hơn.

Social media là thuật ngữ mà những người học tập, làm việc trong ngành Digital Marketing đều không còn xa lạ. Nhắc đến social media là người ta sẽ nghĩ đến ngay Instagram, Facebook, Youtube… nhưng chưa đủ. Social media còn rộng hơn so với những gì chúng ta biết về nó.

Social Media là gì?

Sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0 quá nhanh, khiến chúng ta khó nhận biết chính xác về nhiều thuật ngữ tưởng chừng như quá đỗi quen thuộc, ví dụ như Social media. Hàng loạt các chuyên gia online, tiến sĩ, blogger hay các trang mạng xã hội đưa ra nhiều định nghĩa về Social media nhưng chưa có sự thống nhất. Để hiểu đúng về Social media, chúng ta sẽ đi tìm hiểu định nghĩa phổ biến và cơ bản nhất về thuật ngữ Social media.

Theo đại học Cambrige

Social media là các trang web, chương trình cho phép người dùng giao tiếp hoặc chia sẻ thông tin lên internet bằng việc sử dụng các thiết bị công nghệ.

Theo tiến sĩ Tracy L. Tulen tác giả của cuốn Social Media Marketing

Social media là công cụ trực tuyến giúp cho việc giao tiếp, chia sẻ kết nối giữa cá nhân, cộng đồng và tổ chức có liên quan hoặc phụ thuộc nhau bằng các nền tảng công nghệ và di động.

Như vậy từ 2 khái niệm trên chúng ta có thể định nghĩa chính xác hơn về Social media như sau:

Social media là các công cụ truyền thông sử dụng cho việc giao tiếp, chia sẻ thông tin trên nền tảng internet thông qua các thiết bị công nghệ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm