Hãy so sánh đặc trưng của chế độ chuyên chế Cổ đại phương đông và chế độ chiếm hữu nô lệ ở phương tây
2 câu trả lời
Nhà nước chủ nô là tổ chức quyền lực chính trị của chủ nô, ra đời trên cơ sở tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc, găn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân chia xã hội thành các giai cấp có lợi ích đối kháng với nhau. Sự ra đời của nhà nước chủ nô đánh dấu một bước phát triển mới của xã hội loài người. Bởi “…chỉ có chế độ nô lệ mới làm cho sự phân công lao động có thể thực hiện được trên một quy mô rộng lớn hơn giữa nông nghiệp và công nghiệp, và do đó, mới có thể có thời kỳ hung thịn nhất của thế giới cổ đại…”
Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô là quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ. Những quan hệ sản xuất này được xây dựng trên cơ sở chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và cả người sản xuất là nô lệ. Chủ nô là chủ sở hữu đối với đất đai, các tư liệu sản xuất và đối với cả người sản xuất là nô lệ. Do vậy. sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ là không có giới hạn. Nô lệ không có tư liệu sản xuất, họ phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô, họ bị coi là tài sản của chủ nô, bị bóc lột rất tàn nhẫn và phải phục tùng một cách vô điều kiện những ý muốn của chủ nô.
Cơ sở xã hội của nhà nước chủ nô: Trong xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Chủ nô chỉ là một thiểu số dân cư trong xã hội những tất cả: đất đai, tư liệu sản xuất, nô lệ, tự do cá nhân và toàn quyền thống trị đối với nô lệ. Nô lệ chiếm số đông trong xã hội nhưng tính mạng, số phận cũng như các hoạt động xã hội nhưng tính mạng, số phận cũng như các hoạt động xã hội của họ đều do chủ nô quyết định. Ngoài chủ nô và nô lệ, trong xã hội còn có cả thợ thủ công, dân tự do, những người lệ thuộc nhà thời hoặc nhà vua … Những ngày này tuy không phải là nô lệ những vẫn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào chủ nô về kinh tế và chính trị. Chính những điều kiện kinh tế - xã hội nói trên đã quyết định bản chất của nhà nước chủ nô.
Tính xã hội của nhà nước chủ nô: Xét về mặt xã hội thì nhà nước chủ nô là một tổ chức sinh ra để tổ chức, quản lý xã hội chiếm hữu nô lệ thay thế cho tổ chức thị tộc, bộ lạc không còn phù hợp nữa. Là một trong những hình thức tổ chức của xã hội chiếm hữu nô lệ, nhà nước chủ nô có trách nhiệm tổ chức và quản lý một số lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội. Tính xã hội của nhà nước chủ nô chưa thể hiện được nhiều.
Tính giai cấp của nhà nước chủ nô: Xét về mặt giai cấp thì nhà nước chủ nô là công cụ chủ yếu thực hiện quyền lực chính trị của chủ nô, một bộ máy trấn áp của chủ nô để duy trì sự thống trị về mọi mặt chủ nô đối với nô lệ và những người lao động khác. Nhà nước chủ nô là một bộ máy đem lại cho chủ nô quyền lực và khả năng cai trị nô lệ, duy trì nô lệ trong địa vị phụ thuộc và cho phép giai cấp chủ nô cưỡng bức và đàn áp giai cấp nô lệ.
Quá trình hình thành và phát triển của các nhà nước chủ nô ở phương đông có rất nhiều điểm khác so với các nhà nước chủ nô ở phương Tây.
Ở phương Tây, đất đai, tư liệu sản xuất, nô lệ bị tư hữu hóa tương đối triệt để, chế định sở hữu tư nhân rất phát triển; nô lệ chiếm tỷ lệ cáo trong dân cư và là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội; sự chiếm hữu nô lệ và bóc lột ở các nước này mang tính điển hình giữa chủ nô và nô lệ.
Ở phương Đông quá trình hình thành xã hội có giai cấp diễn ra rất chậm và kéo dài, do vậy, khi nhà nước xuất hiện trong xã hội vẫn không xóa bỏ hoàn toàn công xã và những cơ quan tự quản của công xã; nô lệ không phải là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội mà họ thường được sử dụng phổ biến làm các công việc trong gia đình; sở hữu tư nhân đối với đất đai và nguồn nước diến ra rất chậm (đất đai chủ yếu thuộc sở hữu của cả công xã, chúng được giao cho các thành viên của công xã chiếm hữu và sử dụng). Do vậy, giai cấp chủ nô thống trị bóc lột trước hết là những thành viên của công xã rồi sau mới đến nô lệ.
Mặc dù, chế độ nô lệ ở các nước khác nhau có những khác biệt nhất định nhưng quyền lực chính trị trong xã hội luôn thuộc về chủ nô. Quyền lực đó thể hiện tính quân phiệt tàn bạo của chủ nô đối với nô lệ. Nhà nước chủ nô tổ chức quyền lực chính trị của chủ nô là công cụ chuyên chính chủ yếu của chủ nô để cưỡng bức, đầy đọa, đàn áp một cách có tổ chức, công khai đối với nô lệ, bảo vệ sự thống trị về kinh tếm chính trị và tinh thần của chủ nô đối với nô lệ, suy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội chiếm hữu nô lệ.
Tuy vậy, sự ra đời của nhà nước chủ nô cũng là một bước tiến về phía trước của nhân loại, tạo điều kiện cho kinh tế, xã hội phát triển đưa lại những lợi ích to lớn cho nhân loại. “…Chúng ta không bao giờ được quyên rằng tiền đề của toàn bộ sự phát triển kinh tế, chính trị và trí tuệ của chúng ta là một trạng thái trong đó chế độ nô lệ cũng hoàn toàn cần thiết giống nưu nó được tất cả mọi người thừa nhận”
Chế độ nô lệ cũng là một bước tiến ngay cả đối với những người nô lệ ở khía cạnh là những tù binh, vì tồn tại chế độ nô lệ nên tù binh bị bắt trong các cuộc chiến tranh sẽ không còn bị giết chết như trước đây nữa.
- Cả 2 nước phương Đông và La Mã cổ đại đều có những thuận lợi nhất định về điều kiện tự nhiên cho việc hình thành nhà nước như vị trí địa lý thuận lợi nằm giáp những con sông lớn hoặc chứa những đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, khi hậu, đất đai tương đối thuận lợi cho nhân dân canh tác các loại hoa màu.
- Ngoài ra, Nhà nước phương Đông và La Mã cổ đại là những vùng giàu khoáng sản, có nhiều cảng biển lớn nằm dọc các biển hoặc sông lớn là điều kiện giao thương mua bán trao đổi hàng hóa với các quốc gia khác.
- Chính nhờ thiên nhiên ưu đãi nên kinh tế phương Đông và phương Tây ( La Mã) đã phát triển về cả nông nghiệp, công và thương nghiệp là cơ sở để kinh tế phát triển thúc đẩy xã hội phát triển.
1.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội
- Sự giống nhau trong cơ sở hình thành của nhà nước phương Đông và La Mã cổ đại còn thể hiện trên các mặt như kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng. Trong đó:
+ Về cơ sở kinh tế, nhà nước phong kiến phương Đông và La Mã có nền kinh tế khá phát triển như nông nghiệp, kinh tế thủ công nghiệp và buôn nhỏ, kinh tế. Kinh tế phát triển tạo điều kiện cho sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa giai cấp bắt đầu nảy sinh.
+ Về xã hội, xã hội nhà nước phương Đông và La Mã cổ đại hình thành 2 giai cấp cơ bản là nông dân( La mã gọi là nông nô ) và địa chủ phong kiến ( La mã gọi là lãnh chúa hoặc chúa đất ). Cả 2 nhà nước này đều sử dụng hình thức bóc lột địa tô đặc trưng và rất phổ biến, sự phân chia đẳng cấp làm cho mâu thuân giai cấp trở nên sâu sắc giữa các tầng lớp người cũng là cơ sở quan trọng của xã hội cho sự hình thành Nhà nước phong kiến sau này .
2. Sự khác nhau
2.1 Điều kiện tự nhiên.
Tuy có những điểm giống nhau cho sự hình thành giữa 2 Nhà nước phong kiến phương Đông và La Mã cổ đại nhưng nhìn 1 cách khách quan 2 nhà nước lại có những điểm khác nhau rất rõ:
- Nhà nước Phương Đông có nhiều thuận lợi hơn như vị trí địa lý nằm trên các con sông lớn khí hậu nhiệt đới, đất đại màu mỡ có nhiều đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Cùng với đó, sự phụ thuốc khí hậu là nguyên nhân dẫn đến nhưng thay đổi sau đó.
- Nhà nước La Mã thì tuy đất đai không màu mỡ bằng nhưng bù lại có nhiều khoáng sản, cảng biển tạo thuận lợi cho thương nghiệp phát triển. Chính điều nay đã tạo điều kiên cho hoạt động buôn bán thương nghiệp phát triển thúc đẩy kinh tế phát triển kéo theo hệ quả sau đó.
2.2 Về điều kiện kinh tế - xã hội
- Kinh tế:
+ Ở nhà nước phương Đông, vào khoảng tiên nhiên kỷ thứ IV TCN, công cụ lao động bằng đồng xuất hiện. Hoạt động sản xuất với công cụ lao động bằng đồng đã sớm giúp cư dân phương Đông có cuộc sống định canh định cư trên các đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ. từ đó, xã hội phương đông có sự phân công lao động. tuy nhiên, nó làm cho năng suất lao động tăng và sản phẩm dự thừa bắt đầu xuất hiện. tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất ở phương Đông tồn tại dưới chế độ công hữu hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Vì thế, chế độ tư hữu xuất hiện nhưng chậm chạp và manh nha.
+ Còn nhà nước La Mã (phương Tây), từ thế kỷ thứ VII – VII TCN nền kinh tế nhìn chung vẫn tư cung tự cấp nhưng do hoạt đông phát triền của công thương nghiệp nên nền kinh tế bị cuốn vào sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp . Nền kinh tế phát triển mạnh, làm cho chế độ tư hữu xuất hiên diễn ra nhanh chóng sự phân hóa giai cấp bắt đầu.
+ Như vậy , cơ sở kinh tế cho sự hinh thành chính thể quân chủ chuyên chế phương dông là bắt nguyền từ hoạt động trị thủy làm xuất hiện chế độ công hữu còn La mã ( phương Tây ) thì sự phát triển của thương nghiệp làm kinh tế phát triển xuất hiện chế độ công hữu xã hội phân hóa mâu thuẫn giai cấp xuất hiện thúc đẩy sự ra đời nhà nước .
- Về xã hội:
+ Ở phương đông, khi kinh tế phát triển các tiểu gia đình trong đại gia đình thị tộc có xu hướng thoát ly khỏi công xã thị tộc để sinh sống. Lúc này quan hệ huyết thống không còn đủ sức rằng buộc duy trì chế độ cũ nên đã tan rã thay thế vào đó là các công xã láng giềng có nhiều ảnh hưởng đến đời sống phương Đông.. Mặt khác, khi thị tộc tan ra thì chế độ tư hữu xuất hiện đó là quá trình mà các tù trưởng tộc trưởng thủ lĩnh liên minh bộ lạc chiếm được nhiều của cải họ dựa vào sức mạnh của mình để bóc lột chỉ huy các cuộc chiến tranh để tranh giành đất đai tài sản , mâu thuẫn xã hội bắt đầu sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ. Học thuyết mác lê nin đã chỉ rõ răng “ khi mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt không thể điều hòa được thì giai cấp mạnh hơn sẽ thành lập tổ chức để điều hòa mâu thuân đó”
+ Trong khi đó ở phương Tây (La Mã), sự phát triển kinh tế làm cho xã hội phân hóa giai cấp sâu sắc như : quý tộc, bình dân, nô lệ… Mỗi giai cấp có địa vi khác nhau sự bất bình đẳng diễn ra ngày càng cao mâu thuẫn giai cấp lớn đân. Nô lệ đóng vai trò quan trọng trong các nhành cong nghiệp là lực lượng làm ra của cải, là đối tượng chủ nô bóc lột. Trong xã hội dó, mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ diễn ra cực kỳ gay gắt. Nô lệ bắt đầu vùng lên, chủ nô đã thiết lập nhà nước để dập tắt các cuộc nổi dậy đó.
+ Như vậy, ở phương Đông cơ sở bắt nguồn chính là sự thay đổi quan hệ sở hữu kéo theo sự phân hóa xã hội, do nhu cầu trị thủy sự tư lợi cho cá nhân xảy ra chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thay cho ché độ công hữu tồn tại trước đó, sự phân hóa giàu nghèo bắt đầu. Phương Tây (La Mã) thì quá trình kinh tế phát triển, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn kéo theo sự phân hóa giai cấp mẫu thuãn giữa chủ nô và nô lệ diễn ra cực kỳ gay gắt đòi hỏi phải có nhà nước để giải quyết vấn đề đó.