Hãy nêu nội dung luận điểm “ cách mạng giải phóng muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản”
2 câu trả lời
"Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản"
- Để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân ta đã đấu tranh theo nhiều con đường khác nhau. Đó là: đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến (phong trào Cần Vương); khuynh hướng dân chủ tư sản (hoạt động của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản, Việt Nam quốc dân Đảng) và các hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,...
- Tất cả các phong trào yêu nước trên dù đã diễn ra vô cùng anh dũng, nhưng cuối cùng đều thất bại. Đất nước lâm vào "tình hình đen tối tưởng như không có đường ra". Đó là tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Nó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm một con đường cứu nước mới.
- Trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Con đường mà Người lựa chọn hoàn toàn khác với các bậc tiền bối đi trước.
- Sau 10 năm học tập, làm việc, nghiên cứu, bôn ba ở nhiều châu lục và quốc gia trên thế giới. Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp tìm hiểu lý luận và khảo sát thực tiễn, nhất là ở ba nước tư bản phát triển : Anh, Pháp, Mỹ.
- Người đọc Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, tìm hiểu thực tiễn cuộc cách mạng tư sản Mỹ ; đọc Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp, tìm hiểu cách mạng tư sản Pháp. Người nhận thấy : "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa". Bởi lẽ đó, Người không đi theo con đường cách mạng tư sản.
Hồ Chí Minh thấy được Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nó nêu tấm gương sáng về sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa và "mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc".
=> Từ đó, Người "hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba" bởi vì V.I.Lênin và Quốc tế thứ ba đã "bênh vực cho các dân tộc bị áp bức". Người thấy trong lý luận của V.I.Lênin một phương hướng mới để giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản.
Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản. Người khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản"... chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ".
Để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, ông cha ta đã sử dụng nhiều con đường gắn với những khuynh hướng chính trị khác nhau, sử dụng những vũ khí tư tưởng khác nhau.
Tất cả các phong trào yêu nước vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mặc dù đã diễn ra vô cùng anh dũng, với tinh thần "người trước ngã, người sau đứng dậy", nhưng rốt cuộc đều bị thực dân Pháp dìm trong hiển máu. Đất nước lâm vào "tình hình đen tối tưởng như không có đường ra". Đó là tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Nó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm một con đường cứu nước mới.
Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã bị biến thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cảnh lầm than. Hồ Chí Minh được chứng kiến các phong trào cứu nước của ông cha. Người nhận thấy con đường của Phan Bội Châu chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau" : con đường của Phan Châu Trinh cững chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương" ; con đường cùa Hoàn Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến.
Chính vì thế, mặc dù rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Hồ Chí Minh không tán thành các con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường mới
Trong khoảng 10 năm vượt qua các đại dưong, đến với nhân loại cần lao đang tranh đấu ở nhiều châu lục và quốc gia trên thế giới. Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp tìm hiểu lý luận và khảo sát thực tiễn, nhất là ở ba nước tư bản phát triển : Anh. Pháp, Mỹ.
Người đọc Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, tìm hiểu thực tiễn cuộc cách mạng tư sản Mỹ ; đọc Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp, tìm hiểu cách mạng tư sản Pháp. Người nhận thấy : "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa" Bởi lẽ đó, Người không đi theo con đường cách mạng tư sản.
Hồ Chí Minh thấy được Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nó nêu tấm gương sáng về sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa và "mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc"[
Người "hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba" bởi vì V.I.Lênin và Quốc tế thứ ba đã "bênh vực cho các dân tộc bị áp bức". Người thấy trong lý luận của V.I.Lênin một phương hướng mới để giải phóng dân tộc : con đường cách mạng vô sản.
Trong bài Cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh viết : "Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới"[2].
Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản. Người khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản"... chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ"