hãy lấy ví dụ về mối quan hệ giữa vận động và phát triển của loài người qua 5 chế độ xã hội công xã nguyên thủy chiếm hữu nô lệ phong kiến tư bản chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa

1 câu trả lời

TCCS - Hiện nay ở nước ta có ý kiến cho rằng, chủ trương khuyến khích làm giàu hợp pháp, thúc đẩy kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa phát triển, thì không nên nói đến vấn đề bóc lột. Hơn nữa, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã tiến bộ và văn minh hơn chủ nghĩa tư bản ở thế kỷ thứ XVIII rất nhiều, nên quan niệm truyền thống về bóc lột không còn đúng nữa. Một số người khác lại băn khoăn: bản chất của kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa là bóc lột giá trị thặng dư, thế mà, một mặt, chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mặt khác, lại khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân, coi đó là một động lực quan trọng của nền kinh tế thì có mâu thuẫn không, vì mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là xây dựng một chế độ xã hội không còn tình trạng người bóc lột người?

Tiền công và lợi nhuận vận động ngược chiều nhau nên giữa tư bản và lao động có mâu thuẫn, dù có cải thiện đời sống vật chất của người công nhân như thế nào đi nữa cũng không xóa bỏ được sự đối lập lợi ích của công nhân và lợi ích của nhà tư bản trong việc phân phối giá trị mới_Ảnh: Tư liệu

Để làm sáng tỏ vấn đề nêu trên, cần điểm lại lịch sử ra đời, biến đổi của quan hệ bóc lột và xác định quan điểm lịch sử cụ thể trong cách ứng xử với vấn đề bóc lột.

Quá trình ra đời, biến đổi và tiêu vong của quan hệ bóc lột

Sự ra đời và biến đổi của quan hệ bóc lột

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, trên cơ sở sở hữu công cộng và lao động tập thể và trong điều kiện năng suất lao động (NSLĐ) hết sức thấp, chưa có sản phẩm thặng dư, người ta buộc phải thực hiện sự phân phối sản phẩm lao động một cách bình quân, vì nếu phân phối kẻ nhiều, người ít thì người nhận phần ít không thể sống được, sẽ dẫn đến hậu quả là hủy diệt bản thân công xã. Chính vì vậy, trong công xã nguyên thủy, chưa xuất hiện quan hệ bóc lột.

Cuối chế độ công xã nguyên thủy, lực lượng sản xuất (LLSX) phát triển, biểu hiện ở sự phát triển phân công xã hội thay thế phân công tự nhiên và công cụ lao động bằng kim loại (đồng, sắt) thay thế công cụ thô sơ. NSLĐ tăng cao hơn trước và sức lao động có khả năng sản xuất được nhiều tư liệu sinh hoạt hơn số tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động, nghĩa là xuất hiện sản phẩm thặng dư.

Sự phân công lao động tự phát ở trong gia đình làm nghề nông cho phép nó sử dụng thêm một hay nhiều sức lao động của người ngoài, song bản thân công xã lại không có sẵn sức lao động thừa, tự do. Thế nhưng, chiến tranh đã cung cấp sức lao động đó. Trước đây, người ta không biết dùng tù binh để làm gì và lấy gì để nuôi sống tù binh, vì vậy, chỉ giản đơn đem giết đi. Bây giờ người ta để cho họ sống và sử dụng sức lao động của họ, biến họ thành nô lệ và chế độ nô lệ xuất hiện.

Ph. Ăng-ghen đã nhận xét: “Từ sự phân công xã hội lớn lần đầu tiên, đã nảy sinh ra sự phân chia xã hội lớn đầu tiên trong xã hội thành hai giai cấp: chủ nô và nô lệ, kẻ bóc lột và người bị bóc lột”(1).

Chủ nô nắm quyền sở hữu cả tư liệu sản xuất (TLSX) và nô lệ, người nô lệ trở thành một “công cụ biết nói”. Nô lệ chịu sự chi phối hoàn toàn của chủ nô. Chủ nô cưỡng bức nô lệ phải lao động cật lực, chỉ cấp cho nô lệ một ít tư liệu sinh hoạt đủ sống và chiếm đoạt bộ phận sản phẩm còn lại, gồm không chỉ sản phẩm thặng dư mà cả một phần sản phẩm tất yếu của nô lệ. Lao động nô lệ hoàn toàn do bị cưỡng bức, nên người nô lệ không những không hứng thú lao động mà còn tìm cách phá hoại sản xuất. Những cuộc khởi nghĩa của nô lệ nổ ra ở khắp nơi, tuy bị thất bại, nhưng đã làm lung lay tận gốc chế độ chiếm hữu nô lệ. Tình hình trên đã làm cho những chủ nô thức thời nhận ra rằng nếu giải phóng cho nô lệ, rồi đem ruộng đất của mình chia thành những mảnh nhỏ giao cho nô lệ được tự do canh tác và chịu một số nghĩa vụ nhất định đối với chủ đất, thì họ sẽ quan tâm đến sản xuất và có lợi cho chủ đất hơn. Đó là nguyên nhân ra đời lệ nông - tiền thân của nông nô thời trung cổ, bước chuyển sang chế độ phong kiến.

Trong chế độ phong kiến, thuở ban đầu hình thức bóc lột điển hình là địa tô lao dịch, trong đó một phần của tuần lễ người sản xuất trực tiếp canh tác mảnh đất được địa chủ giao với những công cụ lao động (cày, súc vật,...) trên thực tế hoặc trên pháp lý thuộc quyền sở hữu của anh ta, còn những ngày khác trong tuần anh ta lao động không công trên lãnh địa của địa chủ. Như vậy, lao động cần thiết để nuôi sống bản thân người nông nô và gia đình họ tách rời lao động thặng dư làm cho địa chủ, cả về không gian và thời gian.

Sản xuất phát triển lên trình độ cao hơn, địa tô lao dịch chuyển thành địa tô hiện vật. Bây giờ địa chủ không nhận cái phần lao động thặng dư dưới hình thái tự nhiên của nó nữa, mà dưới hình thái tự nhiên của cải sản phẩm, trong đó lao động thặng dư được thực hiện.

Khi sản xuất hàng hóa phát triển, địa tô hiện vật lại chuyển thành hình thái địa tô bằng tiền. Người sản xuất trực tiếp trả giá cả sản phẩm cho kẻ sở hữu ruộng đất (dù đó là nhà nước hay tư nhân), chứ không nộp chính ngay sản phẩm.

Cùng với sự phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa trong xã hội phong kiến, cũng xuất hiện những tá điền tư bản chủ nghĩa (TBCN) và nhiều nông nô trước kia cũng chuộc lại nghĩa vụ trả tô của mình và trở thành nông dân độc lập có quyền sở hữu đầy đủ về ruộng đất mà anh ta canh tác, đồng thời xuất hiện một lớp người không có của, làm thuê để lấy tiền và tiểu thủ công cũng phát triển.

Những ưu điểm của sản xuất hàng hóa nhỏ là những người trực tiếp sản xuất có thể chủ động kết hợp sức lao động của mình với TLSX thuộc quyền sở hữu của mình để chuyên môn hóa sản xuất một hay một vài sản phẩm có điều kiện thuận lợi, có thể cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất, thúc đẩy phân công lao động xã hội và xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới riêng biệt, độc lập. Tuy sản xuất hàng hóa nhỏ, vận động theo công thức H-T-H, chủ yếu vẫn hướng vào giá trị sử dụng, nhưng trong những hoàn cảnh thuận lợi, những người lao động trực tiếp vẫn có thể tạo ra giá trị thặng dư (GTTD), thậm chí GTTD siêu ngạch và họ chiếm đoạt toàn bộ GTTD đó, không bị ai bóc lột.

Nhưng đến một trình độ nhất định, sản xuất hàng hóa nhỏ bộc lộ những nhược điểm và kìm hãm LLSX, như quy mô sở hữu nhỏ về TLSX đã loại trừ mọi việc ứng dụng những phương pháp cải tiến hiện đại, loại bỏ sự tích tụ TLSX, do đó cũng loại bỏ sự hợp tác lao động. Sự cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa nhỏ dẫn đến phân hóa hai cực: một mặt, những người gặp thuận lợi sẽ ngày càng mạnh lên, những người gặp khó khăn sẽ ngày càng suy yếu, dẫn đến kết quả là một số ít người giàu lên thành những nhà tư bản, đa số người bị phá sản, chỉ còn làm chủ sở hữu sức lao động, buộc phải bán sức lao động để kiếm sống, trở thành công nhân làm thuê; mặt khác, do lao động cá thể, phân tán, kỹ thuật lạc hậu, vốn hạn hẹp, phải vay nặng lãi, nên sức cạnh tranh yếu, những doanh nghiệp nhỏ đã bị đại công nghiệp và đại nông nghiệp đè bẹp. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản chỉ rõ: Sự phát triển của công nghiệp đã xóa bỏ và hằng ngày vẫn tiếp tục xóa bỏ sở hữu của người tiểu tư sản và của tiểu nông. Trong xã hội TBCN, chế độ tư hữu đã bị xóa bỏ đối với 9/10 số thành viên xã hội.

Thêm vào đó, các biện pháp bạo lực của cái gọi là tích lũy nguyên thủy đã, một mặt, tách rời người lao động khỏi quyền sở hữu những điều kiện lao động của họ, biến họ thành công nhân làm thuê; mặt khác, biến TLSX và tư liệu sinh hoạt của xã hội thành tư bản, thuộc quyền sở hữu của các nhà tư bản.

Khi phân tích xu hướng lịch sử của tích lũy tư bản, C. Mác đã rút ra kết luận về số phận của phương thức sản xuất (PTSX) dựa trên chế độ sở hữu tư nhân nhỏ: “Đến một trình độ nhất định thì phương thức sản xuất đó lại đẻ ra những phương tiện vật chất để thủ tiêu bản thân nó... Phương thức sản xuất đó phải bị xóa bỏ, và nó đã bị xóa bỏ. Sự xóa bỏ phương thức sản xuất đó, việc biến những tư liệu sản xuất cá nhân và phân tán thành những tư liệu sản xuất tích tụ có tính chất xã hội, do đó biến sở hữu nhỏ bé của số đông thành sở hữu to lớn của một số ít người... đó chính là tiền sử của tư bản”(2). đó fen

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Sau khi Abraham Lincoln được nhân dân cả nước bầu lên làm Tổng thống, ông đã xóa bỏ chế độ nô lệ, mang lại công bằng, tự do cho hàng triệu người dân ở Mỹ. Tuy nhiên, những người chống đối ông vì lợi ích cá nhân đã không cam chịu, nên họ muốn khơi dậy một cuộc nội chiến. Một số viên chức nhà nước thấy vậy rất hoang mang, họ tìm đến Tổng thống Abraham Lincoln vừa mới nhận chức, phàn nàn ông vì đã để diễn ra cuộc nội chiến này. Đáp lại những lời kêu ca trên, Tổng thống kể cho họ nghe câu chuyện sau đây: - Có một người đàn ông nọ trở về nhà trong đêm mưa bão. Ông ta phải lội qua suối nhưng vì trời tối nên chẳng thấy đường. Rồi tia chớp lóe lên trong giây lát soi rõ lối cho ông. Tuy nhiên, theo sau tia chớp là tiếng sấm rền và rồi người đàn ông chỉ biết loay hoay đứng bên bờ suối than trời trách đất tại sao lại có tiếng sấm rền mà không chịu tiếp tục lội qua bờ suối để về nhà. Kể đến đây, Abraham Lincoln nhìn những viên chức kia và hỏi: - Theo quý vị, người đàn ông ấy làm như vậy liệu có về được tới nhà không? Bấy giờ các viên chức mới hiểu Tổng thống cần giải pháp thực tế chứ không phải những lời phàn nàn. Đến đây, Lincoln nói tiếp: - Giống như con gà trống và mặt trời, dù cho gà trống cất tiếng gáy báo hiệu bình minh nhưng chỉ có mặt trời mới xóa tan màn đêm, mang ánh sáng cho muôn loài, chọn gà trống hay chọn mặt trời là tùy quý vị 1. Các viên chức đến thăm Lincoln với mục đích gì? 2. Vì sao Lincoln lại kể câu chuyện trên cho họ? 3.Thông điệp nào từ văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh chị 4. Tác hại của việc thường xuyên than thở, phàn nàn là gì? plaesssssss giúp mik với mik đg cần gấp

7 lượt xem
2 đáp án
19 giờ trước