Giúp mình với nha ( không chép mạng ) PHIẾU SỐ 7 Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ. Chưa đến bực cửa ông lão đã bô bô: -Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết...cái chính là cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả. Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên. -Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính...cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn sai sự mục đích cả! Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác.” (Kim Lân, Làng) 5,Trong đoạn trich, có một từ mà ông hai dùng sai đến hai lần. Đó là từ nào? Đáng lẽ ông phải dùng từ gì mới chính xác? Tác giả cố tình để nhân vật dùng sai từ như vậy nhằm mục đích gì? 6, Nhận xét về ngôn ngữ của ông Hai trong đoạn trích. Qua đó, em có cảm nhận gì về nhân vật này? 7, Qua những phẩm chất và hành động của nhân vật ông Hai, bằng một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu hãy nêu những suy nghĩ của em về người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp (sử dụng một câu có chứa thành phần khởi ngữ)

1 câu trả lời

1) Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm “Làng” Tác giả là Kim Lân.
Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Làng được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948(
2) Sai sự mục đích: dùng với nghĩa là sai sự thật. Đúng ra phải dùng từ ”mục kích”
(nhìn thấy rõ ràng, tận mắt). Tác giả để ông Hai thích nói chữ nhưng dùng từ
không chính xác. Điều này cho ta thấy ngôn ngữ của nhân vật trong truyện rất đặc
sắc. Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, vừa
mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động
3) Nói ”Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” là cách nói hoán dụ - lấy làng để chỉ
những người dân làng Chợ Dầu
4) Đối với người nông dân, căn nhà là cơ nghiệp của cả một cuộc đời. Vậy mà ông
Hai sung sướng hể hả loan báo cho mọi người biết cái tin ”Tây nó đốt nhà tôi rồi
bác ạ” một cách tự hào như khoe về một chiến công. Hành động này không bình
thường nhưng lại hoàn toàn chân thực. Cái sự việc phũ phàng kia là minh chứng
khẳng định làng ông không theo giặc. Dường như ông coi đó là một đóng góp cho
kháng chiến, là một niềm hạnh phúc. Trong niềm vui lớn lao ấy, sự mất mát kia
chẳng thấm vào đâu. Trong sự cháy rụi của nhà ông có sự hồi sinh của làng Chợ
Dầu, cái làng xứng đáng với tình yêu, niềm tự hào trong ông. Tài sản riêng bị phá

huỷ nhưng danh dự của làng được bảo toàn. Làng Chợ Dầu vẫn là làng anh dũng
kháng chiến. Đó là niềm vui kì lạ, thể hiện một cách đau xót và cảm động tinh thần
yêu nước và cách mạng của người dân VN trong kháng chiến

Câu hỏi trong lớp Xem thêm