Giúp mình với ạ(hạn 2 ngày ạ) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 2 trang giấy giới thiệu về Đền Cầu Muối(Bài văn thuyết minh nha)

1 câu trả lời

Cụm di tích Đình-Đền-Chùa Cầu Muối được xây dựng từ thời Hậu Lê (1719) khoảng gần 300 năm về trước, tức năm Kỷ Hợi niên hiệu Vĩnh Thịnh. Gồm 1 Đình, 2 Đền và 1 Chùa, cụm di tích nằm thế tọa Sơn, cảnh mây núi bao phủ, gió mát quanh năm. Đình thờ Thần Hoàng Làng Cao Sơn Quý Đại Vương (Dương Tự Minh), người có công giúp vua Lý chống giặc Tống. Chùa thờ Phật, còn 2 ngôi Đền, Đền Công Đồng thờ Mẫu Liễu Hạnh, Đền Thượng thờ Mẫu Thượng Ngàn.
Nằm trong cụm di tích lịch sử trên, 2 ngôi Đền Công Đồng và Đền Thượng cũng đã trải qua bề dày lịch sử, những căn cứ cách mạng, sự tích dân gian và cho đến nay là sự linh thiêng vốn có được người đời biết đến.

Đền Công Đồng gắn liền với tương truyền rằng, xưa kia cách đây khoảng 300 trăm về trước tức thòi Hậu Lê, có 2 mẹ con nhà nọ đi bán muối, đi đến khu ngôi Đền ngự trị bây giờ, lúc đó dân ở thưa thớt nên rừng cây um tùm, rậm rạp, nhiều thú dữ. Đến đó 2 mẹ con thấy mệt và khát nước, người mẹ ngồi nghỉ đợi con đi lấy nước, đợi mãi không thấy người con quay lại, mẹ đi tìm con. Tìm đến nơi thì đã thấy con bị hổ vồ chết nhưng không bị ăn thịt, đúng lúc đó người mẹ cũng bị hổ vồ chết theo. Lạ thay chưa đầy một ngày mà mối đã đùn đắp đất đầy lên người 2 mẹ con, chỉ để hở mỗi 2 bàn chân.
Dân làng thấy vậy, coi đây là việc lạ, nên họ nghĩ đó là thần linh, phải trông coi cẩn thận. Tương truyền kể lại, vào thời gian đó, linh hồn 2 mẹ con về báo mộng cho người dân trong làng phải lập nên một ngôi Đền để thờ cúng. Và từ đó, ngôi Đền được sơ khai xây dựng lên,  hiện bên trong hậu cung, ngay dưới tượng thờ Quan Hổ là mộ thật của Thánh Mẫu. Đó là câu chuyện tương truyền trong dân gian nhưng là sự đúc kết lưu truyền có nguồn gốc từ xưa.

Cho đến nay, Đền đã nhiều lần được tu sửa và hoàn chỉnh. Đền được kiến trúc theo kiểu chữ Đinh (J) gồm 3 gian tiền tế và một gian hậu cung, trước cửa Đền là một khoảng sân rộng,  phía trước dựng một án hương thờ Mẫu Bán Thiên Công Chúa. Hai bên lập am thờ Quan Sơn Thần và thờ Mẫu. Tòa tiền tế ba gian dài 9m, rộng 4m, diện tích 36m2. Hậu cung dài 5m, rộng 4m, diện tích 20m2. Chính giữa trên hương án thờ Mẫu Liễu Hạnh. Đây là tượng một người đàn bà trẻ đẹp, phúc hậu, bên phải thờ Tam tòa Thánh Mẫu: tượng Mẫu Thoải Cung, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên
Cách Đền Công Đồng 300 về phía Tây Bắc là Đền Thượng, Đền tọa lạc trên một quả đồi cao chừng trên 100m so với mặt bằng xung quanh, trông xa như hình một con voi phủ phục. Cũng như Đình – Chùa và Đền Công Đồng, quả đồi Đền Thượng tọa lạc cũng được phủ xanh cây keo lai và một số cây gỗ quý (lim, sến…), đường lên Đền cũng được làm bằng bê tông xây gạch tháng 12/2003.

Kiến trúc Đền Thượng cũng theo kiểu chữ Đinh (J) (nhân dân thường gọi là chuối vồ). Đền được tôn tạo lại năm 1999, mái Đền lợp ngói, tường hồi bít đốc, tiền bái ba gian dài 7m, rộng 4m, diện tích 28m2. Hậu cung dài 5m, rộng 3m, diện tích 15m2. Đền Thượng thờ Mẫu Thượng Ngàn – vị Thánh trong “Tứ Bất Tử” của đạo Tứ Phủ.
Đền Công Đồng và Đền Thượng đều là ngôi Đền thờ đạo Tứ Phủ, từ xưa đã được lưu truyền linh thiêng, được người đời biết đến. Bà Đỗ Thị Lý, 59 tuổi, là một trong 3 bà thủ nhang tại Đền Công Đồng cho biết “Người dân đến Đền cầu tài, cầu may, cầu sức khỏe đông lắm, ngày lễ Tết thì càng đông. Không chỉ người Thái Ngyên mà còn có người ngoại tỉnh đến làm lễ, họ đến cầu ai biết cầu gì đâu, khi họ quay lại tạ lễ mới biết Đền thiêng, ai cầu gì cũng thỏa”
Hai ngôi Đền linh thiêng, linh ứng được nhiều dân biết đến. Cũng bởi có ngôi mộ thật Thánh Mẫu nằm trong hậu cung, và sự tích tương truyền kì lạ và linh thiêng nên ngôi Đền ngày càng được biết đến nhiều hơn. “Muối đậm đà, gạo ấm no” muối và gạo là 2 lễ vật không thể thiếu khi đến Đền Cầu Muối. Cũng từ tương truyền 2 mẹ con nọ đi bán muối nên 2 ngôi Đền và cụm di tích có tên Cầu Muối./.