giúp mình soạn bài cậu bé thông minh ( sgk lớp 6 ) ngắn gọn với ạk

1 câu trả lời

Câu 1: Hình thức câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích hay không? Tác dụng của hình thức này?

Trả lời:

Những thử thách câu đó các em có thể bắt gặp rất nhiều trong các truyện cổ tích Việt Nam, chẳng hạn như truyện Sọ Dừa các em vừa mới được học.

Với lối kể chuyện theo hình thức câu đố, truyện đã ngay lập tức thu hút người đọc, bên cạnh đó với lối kể như vậy cũng giúp cho truyện có hướng phát triển xây dựng tốt hơn, sâu hơn và tinh tế hơn.

Câu 2: Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Trả lời:

Tổng cộng, em bé đã vượt qua 4 lần thử thách câu đó của viên quan và nếu để ý kỹ, các bạn sẽ thấy độ khó của từng câu hỏi tăng dần:

- Lần 1: Viên quan hỏi đích danh 2 bố con mỗi ngày cày được bao nhiêu đường.

- Lần 2: Nhà vua không chỉ đưa ra thử thách cho cậu bé, mà còn cho cả dân làng khi buộc phải nuôi trâu đực đẻ con.

- Lần 3: Nhà vua muốn kiểm chứng lại sự thông minh của cậu bé khi làm sao mổ xẻ 1 con chim sẽ ra thành 3 đĩa thức ăn.

- Lần 4: Câu đố cực kỳ hóc búa khi làm cách nào để đưa sợi chỉ xâu qua ruột ốc xoắn dài kia.

Câu 3: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

Trả lời:

Với mỗi câu đó, cậu bé đã không ngần ngại mà đưa ra những lời giải rất nhanh, nhưng lại hợp lý, không thể chối cãi.Với những lần 1, lần 2, lần 3, cậu bé đã thông minh khi đố lại nhà vua, viên quan thì câu thứ 4, cậu bé đã dùng kinh nghiệm dân gian để dạy cho viên sứ thần một bài học có thể là nhớ đời.

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh?

Trả lời:

Câu truyện cổ tích Em bé cổ tích đã mang đến một hơi hướng hơi khác so với một số truyện cổ tích khác, lối kể chuyện hài hước, dí dỏm giúp cho người đọc bị lôi cuốn. Bên cạnh đó, thông qua những lời đối đáp, truyện như thể hiện được sự tài trí, thông minh của những con người lao động nghèo khổ. Mặc dù có thể hoàn cảnh khó khăn, nhưng học thức thì họ không hề kém ai. Qua truyện cổ tích Em bé thông minh, các em có thể thấy được thời kỳ phong kiến xưa rất phân biết những kẻ giàu người nghèo, đặc biệt là về học thức. Tuy nhiên, những người dân lao động nghèo tuy khó khăn nhưng cũng rất thông minh, lanh lợi.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Lực lượng vũ trang tỉnh Nam Định được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân năm nào? Câu 2: Trận tập kích địch vào tháng 7 năm 1953 ở Nam Trực diễn ra tại địa phương nào? Câu 3: Đồng chí tỉnh đội trưởng đầu tiên là đồng chí nào? Câu 4: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân và dân tỉnh Nam Định được Đảng, Chính phủ tặng bao nhiêu Huân chương các loại ? Câu 5: Thực dân Pháp rút quân hoàn toàn khỏi Nam Định thời gian nào? Câu 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu về thăm quân và dân tỉnh Nam Định vào năm nào? Câu 7: Tên gọi đầu tiên của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nam Định là gì? Câu 8: Tỉnh đội Nam Định được thành lập ngày, tháng, năm nào ? Câu 9: Trận tập kích Trại huấn luyện Vạn Bảo ở thành phố Nam Định của quân và dân tỉnh Nam Định diễn ra năm nào? Câu 10: Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến đầu tiên của tỉnh Nam Định là đồng chí nào? Câu 11: Truyền thống của lực lượng vũ trang tỉnh Nam Định là gì ? Câu 12: Chấp hành chỉ thị của Trung ương Đảng về xây dựng lực lượng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Tỉnh uỷ Nam Định quyết định lựa chọn một số đơn vị Tự vệ đỏ lập ra đội võ trang tuyên truyền đầu tiên do đồng chí Phạm Ngọc Hồ phụ trách vào tháng, năm nào? Câu 13: Mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân tỉnh Nam Định diễn ra thời điểm nào? Câu 14: Đồng chí Chính trị viên đầu tiên là đồng chí nào? Làm trong 20 phút :((

1 lượt xem
2 đáp án
1 phút trước