giúp em với m.n ơi: Vấn đề môi trường ở các nước Đông Nam Á như thế nào? Phát triển kinh tế bền vững em hiểu nhu thể nào?

1 câu trả lời

- Phát triển kinh tế (quan trọng nhất là tăng trưởng kinh tế),

     - Phát triển xã hội (quan trọng nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm)

     - BVMT (quan trọng nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).

     Trong đó, tiêu chí để đánh giá sự PTBV là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; Thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống. Như vậy, BVMT là một trong ba yếu tố cấu thành của PTBV. Vấn đề đặt ra đối với mọi quốc gia là không thể xem nhẹ, hoặc coi trọng BVMT, hay phát triển kinh tế, phát triển xã hội, mà trọng quá trình hoạch định chính sách, đặt ra các quy định pháp luật, các quốc gia đều phải bảo đảm hài hòa việc PTBV cả ba yếu tố này. Đây là một bài toán khó không chỉ đối với các nước kém phát triển mà cả đối với các nước phát triển và đang phát triển.

     Ở Việt Nam, quan điểm PTBV đã được khẳng định trong đường lối, chính sách của Đảng (Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước) và các văn bản pháp luật của Nhà nước (Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam; Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt bởi Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ). Khái niệm PTBV đã được quy định tại khoản 4, Điều 3, Luật BVMT năm 2014. Theo đó, PTBV được hiểu “là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và BVMT”.

     Như vậy, để đạt được mục tiêu PTBV cần giải quyết hàng loạt các vấn đề thuộc ba lĩnh vực là kinh tế, xã hội và môi trường.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
12 giờ trước