giúp em với ạ em đang gấp lắm ạ: Sự thống nhất giữa các mặt đối lập được thể hiện như thế nào trong quá trình học tập ạ.
2 câu trả lời
trong học tập ta đi học để nạp thêm kiếm thức hữu ích cho bản thân để làm việc và giao tiếp sinh hoạt hằng ngày được tốt đẹp hơn nhưng ngược lại nếu ta không đi học thì ta chẳng có kiếm thức và cũng không hiểm biết nhiều gây ra tình trạng suy thoái đạo đức hay làm kinh tế gia đình kém phát triển
(vd : ở châu phi tỷ lệ người đi học rất ít kinh tế nghèo khó còn ở các nước như hoa kì đã và đang trên tầm phát triển vì đâu đâu cũng có người tri thức...)
– Mặt đối lập:
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ví dụ:
+ Trong mỗi con người, các mặt đối lập là hoạt động ăn và hoạt động bài tiết.
+ Trong một lớp học, các mặt đối lập là hoạt động đoàn kết để cả lớp cùng lớn mạnh và hoạt động cạnh tranh để trở thành sinh viên giỏi nhất lớp.
+ Trong sinh vật, các mặt đối lập là đồng hóa và dị hóa.
Sự tồn tại của các mặt đối lập là khách quan và phổ biến trong tất cả các sự vật.
– Mâu thuẫn biện chứng:
Mâu thuẫn biện chứng là trạng thái mà các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và nguồn gốc phát triển của nhận thức.
Ta cần phân biệt mâu thuẫn biện chứng với mâu thuẫn lô-gic hình thức. Mâu thuẫn lô-gic hình thức chỉ tồn tại trong tư duy, xuất hiện do sai lầm trong tư duy.
– Sự “thống nhất” của các mặt đối lập:
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
Ví dụ: Trong mỗi con người, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết rõ ràng là các mặt đối lập. Nhưng chúng phải nương tựa nhau, không tách rời nhau. Nếu có hoạt động ăn mà không có hoạt động bài tiết thì con người không thể sống được. Như vậy, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết thống nhất với nhau ở khía cạnh này.
Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự “đồng nhất” của các mặt đối lập. Do có sự đồng nhất của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hóa cho nhau.
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của chúng. Tuy nhiên, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.
– Sự đấu tranh của các mặt đối lập:
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.
Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập và điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh.
Ví dụ: Trong một lớp học, hoạt động đoàn kết và hoạt động cạnh tranh là các mặt đối lập. Có những lúc hoạt động đoàn kết nổi trội hơn, nhưng có những lúc hoạt động cạnh tranh lại nổi trội hơn. Như thế, hoạt động đoàn kết và hoạt động cạnh tranh đang “đấu tranh” với nhau.